Bài 23. Từ thông. Cảm ứng điện từ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

I. Từ thông

Định nghĩa

Giả sử một đường cong phẳng kín (\(C\)) là chu vi giới hạn một mặt có diện tích \(S\). Mặt đó được đặt trong một từ trường đều \(\overrightarrow{B}\).

 \(\overrightarrow{n}\) là vectơ pháp tuyến của mặt \(S\)\(\alpha\) là góc giữa pháp tuyến \(\vec{n}\) và \(\vec{B}\).

Người ta định nghĩa từ thông mặt S là đại lượng, kí hiệu \(\phi\), cho bởi: 

\(\phi =BS\cos \alpha \)

Công thức này cho thấy từ thông là một đại lượng đại số

Đơn vị từ thông

Trong hệ SI đơn vị từ thông là vêbe (\(Wb\)). 

II. Hiện tượng cảm ứng điện từ

                                  

Khi một trong các đại lượng \(B,S,\alpha\) thay đổi thì từ thông \(\phi\) biến thiên.

Mỗi khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện cảm ứng này gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

III. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng

Định luật Len-xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

Trường hợp từ thông qua mạch kín biến thiên do chuyển động thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.