Từ loại và cụm từ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1.Danh từ và cụm danh từ

            *  Danh từ.

   a.Nghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng,  khái niệm…

   b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ:

       -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,…và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.

       -Chức vụ ngữ pháp của danh từ:

           +Điển hình là làm chủ ngữ:   Công nhân // đang làm việc.                      

           +Khi làm vị ngữ phải có từđi kèm :  Tôi// là người Việt Nam.

        -Các loại danh từ: (Xem mô hình danh từ sau)

        +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật

        +Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…

          Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật

          Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương

-  Cách viết hoa danh từ riêng.  (Quy tắc viết hoa ) ghi nhớ sgk T-109

      * Cụm danh từ:

  a. Nghĩa khái quát: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

  b. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)                          

  c. Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ

*Mô hình cụm danh từ đầy đủ:

 

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

Tất cả

những

em

học sinh

yêu quý

này

 

 

 

 

 

 

 

        * Trong thực tế CDT có khi chỉ có 2 phần:

              VD:   một  con mèo  /  con mèo  đen

                        Pt        TT             TT         ps

   

   2. Động từ và cụm động từ

      * Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

      - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ.

      - Chức vụ ngữ pháp của động từ:

       + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.

       + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy….

-         Động từ chia làm hai loại:

      + Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm): dám, toan, định,…

      + Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đứng, nằm, hát…) và động từ

         trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…)

     *Cụm động từ ( CĐT) là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

               VD :   đang học bài

     - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ

     - Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:  giống như động từ

        + Làm vị ngữ

        + Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ:  Đi // là hành động quả quyết.)

      -Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148

     *Mô hình:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

cũng/còn/đang/chưa

tìm

được/ngay/câu trả lời

 

 

 

 

 

 

 

·         Trong thực tế CĐT có khi chỉ có 2 phần:

              VD:   đang  học bài  /  học bài  xong rồi

                        Pt        TT             TT         ps

3.Tính từ và cụm tính từ:

     * Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

      - Các loại tính từ:

           + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót…. (không kết hợp với các từ chỉ mức

               độ,)

           +  Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng… (kết hợp được với từ chỉ mức độ)

      - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

       Ví dụ: Vàng // là màu của lá.

                     Tt

      *Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần: (Có thể vắng phụ trước, phụ sau nhưng phần TT không thể vắng mặt)

      *Mô hình:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

sẽ

xinh

lắm