Nội dung lý thuyết
Hoạt động 1: Tham quan, tìm hiểu cơ sở làm nghề truyền thống.
- Nghe nghệ nhân hoặc người đại diện của cơ sở làm nghề truyền thống giới thiệu về nghề.
- Quan sát các hoạt động của người làm nghề ở nơi tham quan.
- Quan sát việc sử dụng các dụng cụ lao động (những dụng cụ nào, sử dụng như thế nào, có đảm bảo an toàn lao động không,...?).
- Phỏng vấn người làm nghề truyền thống (theo phiếu đã thiết kế).
PHIẾU PHỎNG VẤN
+ Nghề có từ khi nào?
Bác cũng không rõ là bao nhiêu năm nhưng có lẽ là từ rất lâu rồi. Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
+ Những hoạt động đặc trưng của nghề là gì?
Tất nhiên hoạt động đặc trưng của nghề là làm cốm rồi.
+ Người làm nghề cần có những yêu cầu gì về: hiểu biết, khả năng, sở thích, đức tính,...?
Người làm nghề cần có lòng yêu nghề, sự nhẫn nại và tỉ mỉ.
+ Làm nghề cần có những trang thiết bị, dụng cụ lao động gì?
Để làm ra món cốm đơn giản nhưng lại cần rất nhiều thiết bị, dụng cụ như máy tuốt lúa, sàng, bếp lò rang, chảo rang làm từ gang, chày, cối,...
+ Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề?
Về cơ bản thì nghề này chỉ cần cẩn thận khi dùng máy móc còn lại đều an toàn cả.
+ Những sản phẩm chủ yếu của nghề là gì?
Sản phẩm chủ yếu là cốm và các sản phẩm từ cốm như cốm xào, bánh cốm,...
+ Vai trò, ý nghĩa của nghề đối với địa phương, xã hội như thế nào?
Làng nghề đã giúp lưu giữ nét dư vị xưa của dân tộc ta. Hơn nữa còn tạo công ăn việc làm cho mọi người.
+ Cô bác, anh chị có yêu thích nghề này không? Vì sao?
Bác phải yêu nghề thì mới làm đến mấy chục năm chứ. Nghề này là nghề gia truyền của ông cha để lại và bác lại thích cốm nên cứ gắn bó mãi.
- Ghi chép ngắn gọn những điều quan sát, nghe được.
Hoạt động 2: Tham gia thực hiện một số công việc của nghề truyền thống.
- Trực tiếp tham gia thực hiện một số công việc của nghề truyền thống.
- Đảm bảo an toàn khi trải nghiệm lao động ở làng nghề.
Hoạt động 3: Viết báo cáo thu hoạch sau chuyến trải nghiệm nghề truyền thống.
Gợi ý một số nội dung của bản thu hoạch:
BẢN THU HOẠCH
- Tên nghề đã tham gia trải nghiệm: Làng Cốm Vòng.
- Địa điểm, thời gian trải nghiệm: Chủ Nhật, 18/07/2021 tại làng Cốm Vòng.
- Những hoạt động trải nghiệm đã tham gia:
+ Sàng cốm.
+ Giã cốm.
+ Gói cốm.
- Những điều đã học được qua hoạt động trải nghiệm:
+ Các hoạt động đặc trưng của nghề: Làm cốm và các sản phẩm từ cốm.
+ Trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề: Máy tuốt lúa, sàng, bếp lò rang, chảo rang làm từ gang, chày, cối,...
+ Những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, đức tính của người làm nghề:
+ Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi sử dụng công cụ lao động: Cần chú ý khi sử dụng máy móc để đảm bảo an toàn.
+ Các sản phẩm chủ yếu của nghề: Cốm và các sản phẩm từ cốm như xôi cốm, cốm xào, bánh cốm,...
+ Lợi ích của nghề:
- Cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống: Sau khi trải nghiệm em cảm thấy làng Vòng với nghề làm cốm vô cùng thú vị, góp phần giữ gìn phong vị Hà Nội xưa và giúp em có thêm kiến thức về đời sống và nghề nghiệp.
Hoạt động 4: Trình bày báo cáo thu hoạch sau khi tham gia trải nghiệm.
Trình bày, chia sẻ báo cáo thu hoạch cá nhân.
Hãy hành động
Tiếp tục tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm nghề truyền thống ở địa phương để hiểu rõ hơn về hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động và an toàn lao động trong nghề truyền thống.