Thực hành Tiếng Việt trang 54

Câu 1 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Hướng dẫn giải

a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,...tượng trưng cho cờ.

=> Số từ một chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “vòng tròn” và “cây cờ”)

 

b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia.

=> Số từ chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “người” và “đội”)

c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.

=> Số từ chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “ngày).

d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.

=> Số từ biểu thị số thứ tự của danh từ (đứng sau danh từ “thứ”)

đ. Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.

=> Số từ chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “cái”)

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Hướng dẫn giải

a.

- Số từ “sáu” là số từ biểu thị số tự tự của danh từ, đứng sau danh từ “đời Hùng Vương”.

- Số từ “hai” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “vợ chồng”.

 

b. Số từ “mười” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “chiếc chiếu”.

c. Số từ “hai”, “ba” biểu thị số thứ tự của danh từ.

d. Số từ “một”, “rưỡi”  là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “giờ”.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Số từ có trong đoạn văn là: một, nhiều, những

→ Chức năng biểu thị số lượng của danh từ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 55)

Hướng dẫn giải

a. “Chuẩn vị” là đúng vị

b. Ngoan: ngoan ngoãn đúng vị trí

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 55)

Hướng dẫn giải

- Các từ biếu, cho, tặng đều là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Tuy nhiên lại khác nhau về sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng. Từ “cho” thường dùng trong trường hợp người trên/ lớn tuổi hơn trao cho người dưới/ nhỏ tuổi hơn biểu thị sắc thái bình thường, thân mật. Từ “biếu” thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/ lớn tuổi hơn biểu thị sợ tôn trọng, thành kính. Từ “tặng” được dùng để chỉ ý “cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến”

- Tác giả dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng vì:

Từ “biếu” thể hiện thái độ tôn trọng, thể hiện sự tinh tế, lịch sử, lịch thiệp. Cách diễn đạt nhưu vậy cho thấy những chiếc bánh khúc ấy không chỉ là những hiện vật về mặt vật chất mà nó còn gói trọn tất cả những tình cảm yêu thương, trân trọng mà người cho dành cho người nhận.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 55)

Hướng dẫn giải

a. so sánh ⟹ Trân trọng bánh khúc- một món ăn gắn với tuổi thơ.

b. so sánh ⟹ Gợi tả vẻ đẹp tuyệt vời của hạt xôi nếp.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Phép lặp: rau khúc.

Phép thế: Đó - Nhưng phải sang tháng Giêng.

 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)