Thực hành tiếng Việt trang 104

Nội dung lý thuyết

Tìm hiểu tri thức tiếng Việt - Ngữ cảnh

1. Khái niệm ngữ cảnh

Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. Như vậy, ngữ cảnh có thể là một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

Ví dụ:

  • Người cha chỉ người sinh ra ta.
  • Người cha chỉ Bác Hồ.

Vì căn cứ vào ngữ cảnh.

@8656146@

2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộ lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ.

Ví dụ 1:

  • Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp rất nguy hiểm.
  • Dựa vào ngữ cảnh “nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp” trong câu văn trên để xác định nghĩa của từ

Ví dụ 2:

  • Phát minh: Tìm ra cái có cống hiến cho khoa học và loài người.
  • Dựa vào một số ví dụ cụ thể: “máy hơi nước, điện, tivi, máy vi tính.”

Ví dụ 3:

  • Lửa: màu đỏ của hoa lựu.

⇒ Nghĩa của từ lửa trong ngữ cảnh trên sử dụng với nghĩa ẩn dụ không dùng theo nghĩa thông thường.

@8656478@