Thực hành đọc hiểu: Cô bé bán diêm.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

H. C. An-đéc-xen (1805 - 1875)

- Quê quán: Đan Mạch.

- Vị trí: Là nhà văn của loại truyện kể dành cho trẻ em.

2. Tác phẩm

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục:

+ Phần 1 (Từ đầu đến "cứng đờ ra"): Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến "chầu thượng đế"): Những mộng tưởng của cô bé bán diêm.

+ Phần 3 (Còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm.

- Tóm tắt

@301350@

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

- Hoàn cảnh gia đình: 

+ Mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán sau khi bà mất.

+ Bố nghiện rượu, hay đánh đập, chửi rủa.

+ Em cô đơn, đói rét, phải tự đi kiếm sống.

→ Sự đối lập giữa quá khứ tươi đẹp và hiện tại tăm tối.

Trước đâyHiện tại
Được yêu thương, được ở một nơi ấm áp.Đau khổ, sống ở nơi tối tăm, lạnh lẽo.

→ Sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Tình huống đặc biệt:

+ Đêm giao thừa, trời rét mướt.

→ Giao thừa đáng ra phải là thời gian hạnh phúc, sum vầy bên gia đình.

+ Suốt cả ngày không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ cha đánh.

+ Em đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối.

Trời đông giá rét tuyết rơi.Cô bé đầu trần, chân đất.
Trời tối đen.

Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn.

Cô bé bụng đói, rét run.Phố sực nức mùi ngỗng quay.
Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn nơi em sống ngày xưa.Một xó xỉnh lạnh lẽo

→ Các cặp hình ảnh đối lập làm nổi bật hiện thực khốc liệt, tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé.

2. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm

* Những mộng tưởng của cô bé

@301504@
Mộng tưởngThực tại

Lò sưởi ấm nóng.

→ Sáng sủa, ấm áp.

Lửa vụt tắt, sợ hãi

→ Tối tăm, lạnh lẽo.

Bàn ăn thịnh soạn.

→ Sung túc.

Bức tường dày, phố lạnh lẽo

→ Nghèo khổ, thiếu thốn.

Cây thông lộng lẫy.

→ Vui tươi, đẹp đẽ.

Ngọn nến biến thành sao.

→ Nuối tiếc, xót xa.

Bà nội về, cười hiền hậu.

→ Vui sướng.

Ảo ảnh biến mất.

→ Đau khổ, tuyệt vọng.

Hai bà cháu bay lên.

→ Hạnh phúc ngập tràn.

Cô bé chết bên đường.

→ Hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn.

→ Các mộng tưởng đều phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí của cô bé bán diêm:

+ Lần 1 vì trời rét.

+ Lần 2 vì bụng đói.

+ Lần 3 vì đó là đêm giao thừa.

+ Lần 4 vì cô bé thiếu tình yêu thương.

+ Lần 5 vì cô bé quá mệt mỏi, đau khổ trong cuộc sống hiện tại.

→ Cô bé luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, luôn khát vọng tình yêu thương, mái ấm gia đình.

 

 

* Hình ảnh que diêm

@301449@

+ Xua đi cái giá rét.

+ Thể hiện mơ ước của cô bé về: mái ấm gia đình, cuộc sống no đủ, tình yêu thương.

+ Tố cáo xã hội: sự vô tâm của con người trong xã hội.

→ Thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả.

3. Cái chết của cô bé bán diêm

- Chi tiết miêu tả: "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười".

→ Cái chết được miêu tả rất đẹp, cái chết của một người được toại nguyện.

→ Cái chết của thiên thần.

- Tình cảm của tác giả:

+ Cảm thông, xót xa cho thân phận cô bé.

+ Ca ngợi vẻ đẹp, khát vọng, mơ ước trong tâm hồn của cô bé.

+ Lên án sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trong xã hội.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện cho ta biết được cảnh ngộ đáng thương của cô bé:

Câu chuyện lấy bối cảnh vào một đêm giao thừa rét buốt ở xứ ở Bắc  u lạnh giá là hình ảnh của cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối, đối mặt với những trận gió bấc thổi vi vút, với cái lạnh thấu xương của tuyết phủ kín mặt đất và điều đáng thương hơn đó là cả ngày em chưa bán được bao diêm nào.

2. Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc họa hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Mộng tưởngThực tại

Lò sưởi ấm nóng.

→ Sáng sủa, ấm áp.

Lửa vụt tắt, sợ hãi

→ Tối tăm, lạnh lẽo.

Bàn ăn thịnh soạn.

→ Sung túc.

Bức tường dày, phố lạnh lẽo

→ Nghèo khổ, thiếu thốn.

Cây thông lộng lẫy.

→ Vui tươi, đẹp đẽ.

Ngọn nến biến thành sao.

→ Nuối tiếc, xót xa.

Bà nội về, cười hiền hậu.

→ Vui sướng.

Ảo ảnh biến mất.

→ Đau khổ, tuyệt vọng.

Hai bà cháu bay lên.

→ Hạnh phúc ngập tràn.

Cô bé chết bên đường.

→ Hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn.

→ Các mộng tưởng đều phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí của cô bé bán diêm:

+ Lần 1 vì trời rét.

+ Lần 2 vì bụng đói.

+ Lần 3 vì đó là đêm giao thừa.

+ Lần 4 vì cô bé thiếu tình yêu thương.

+ Lần 5 vì cô bé quá mệt mỏi, đau khổ trong cuộc sống hiện tại.

→ Cô bé luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, luôn khát vọng tình yêu thương, mái ấm gia đình.

3. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

4. Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...).

Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:

- Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm

- Kiểu nhân vật: những người hiền lành

- Truyện có ý nghĩa khuyên bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: Sống cần quan tâm và sẻ chia.

5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ những bạn ấy.

Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn.

→ Hành động: chúng ta có thể tổ chức các đoàn thăm, du lịch tới thăm và động viên các em, hỗ trợ việc làm...