Sự phát triển của từ vụng (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tạo từ ngữ mới

1. Ví dụ

VD1: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

Trả lời:

- Điện thoại di động: điện thoại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.

- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.

- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,...

VD2: Trong Tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc,...). Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

Trả lời:

- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.

- Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai phá hoặc phá hoại.

2. Ghi nhớ

Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tănng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng của tiếng Việt.

@126607@

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

1. Ví dụ 

VD1: Hãy tìm những từ Hán Việt trong đoạn trích sau đây.

a)                                                       Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đau bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngũ mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời: 

a) Có những từ Hán Việt sau: thanh minh, tiết lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

b) Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

VD2: Tiếng Việt dùng những từ ngữ nào để chỉ những khái niệm sau:

a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện tiêu thụ hàng hóa, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng...)

❔ Những từ này có nguồn gốc ở đâu?

Trả lời:

a) AIDS.

b) ma-ket-ting

- Những từ này là những từ mượn của nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, mượn từ của tiếng nước ngoài, đặc biệt là thuật ngữ chuyên môn, để biểu thị khái niệm mới xuất hiện trong đời sống là một cách thức tốt nhất.

2. Ghi nhớ

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

@126452@@126529@@126755@