Nói với con- Y Phương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

 

Văn bản

NÓI VỚI CON

(Y Phương)

 

 

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

    1. Tác giả:

    - Hứa Vĩnh Sước (1948), dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng.

    - 1993 Chủ tịch hội Văn nghệ Cao Bằng

    - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

undefined

    2. Tác phẩm:

     - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1980, khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Trích trong cuốn "Thơ Việt Nam" (1945-1985)

     - Thể thơ: Tự do.

     - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, nghị luận

     

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

  1. Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng

  a. Tình cảm gia đình:

   Chân phải bước tới cha

   Chân trái bước tới mẹ

   Một bước chạm tiếng nói

   Hai bước chạm tiếng cười

   - Điệp từ “bước, chạm”, liệt kê gợi cảnh đứa trẻ tập đi rất chính xác.

   à Con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương, sự chăm chút của cha mẹ. Tạo được không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ đón nhận từng biểu hiện lớn lên của đứa trẻ.

b.     Tình cảm quê hương

    Người đồng mình… câu hát

   - Cách nói mộc mạc, giản dị, động từ “cài, ken” vừa miêu tả cụ thể động tác, vừa nói lên tình gắn bó khắng khít của những người đồng mình.

    Rừng cho hoa

    Con đường cho những tấm lòng.

  - Điệp từ “cho”, nhân hóa, ẩn dụ “rừng, con đường”, hình ảnh đẹp, mộc mạc, lời nói chân tình à Con trưởng thành trong cuộc sống lao động tươi vui, trong nghĩa tình của quê hương gắn bó.

 

2/  Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của  quê hương: (Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình)

a. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước. (giàu ý chí, nghị lực)

     Người đồng mình thương lắm con ơi

     Cao đo nỗi buồn

     Xa nuôi chí lớn”

- Hai câu thơ tương ứng nhịp nhàng, lấy cái cao của trời để đo nỗi buồn, cái xa của đất để nuôi chí lớn

à Khẳng định tầm vóc lớn lao về ý chí và tâm hồn họ, dù có khó khăn thử thách thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

b. Người đồng mình thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

    “Dẫu …cực nhọc”.

- Liệt kê, ẩn dụ: “đá gập ghềnh, thung nghèo đói” à Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

- Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”

à Nỗi vất vả, lam lũ.

- Điệp ngữ “sống, không chê”, và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng ẩn chứa lời khẳng định mà nghiêm khắc của người cha: dù quê hương có nhỏ bé khó khăn, dù cuộc sống có vất vả nhọc nhằn thì con vẫn phải yêu thương và chung thủy với quê hương..

- Sống như ….như suối à SS, gợi 1 lối sống mạnh mẽ, khát vọng hòa nhập với muôn nơi.

- Lên ….. cực nhọc à dù khó khăn gian khổ nhưng vẫn không chùn bước.

 à Cha mong muốn con phải sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó, hơn nữa phải biết sống có tình nghĩa thủy chung với quê hương, làng bản không được khinh dân tộc mình nghèo đói, lạc hậu.

c. Người đồng mình có ý thức tự  lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.

  - Người đồng mình … đâu con

- Lời thơ mộc mạc, giản dị “Thô sơ da thịt” à Người đồng mình mộc mạc, hiền hậu, chất phác.  Họ thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé tâm hồn, ý chí và mong ước xây dựng quê hương

- “Người đồng mình ….Còn quê hương làm phong tục.”

- Ẩn dụ, lời thơ giản dị, gợi tả

à  Người đồng mình đã tạo nên quê hương mình bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, bằng cả những phong tục, tập quán tốt đẹp từ lâu đời.

- “Con ơi …. nghe con”.

- Câu thơ ngắn, giọng thơ ngọt ngào, vừa nghiêm khắc vừa chân tình, cấu trúc chặt chẽ à Người đồng mình tuy mộc mạc, thô sơ nhưng giàu chí khí niềm tin. Người cha mong muốn con phải biết tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vững bước trên đường đời.

III. TỔNG KẾT:

   1. Nghệ thuật:

       - Giọng điệu thiết tha, trìu mến

       - Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc và vẫn giàu chất thơ

       - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

  2. Nội dung:

 Ghi nhớ: (SGK)

 

IV. LUYỆN TẬP:

   Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài ngắn nói về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con

Khách