Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

a. Các em đã học mục đích, nội dung và cách thức thảo luận nhóm về một vấn đề ở Bài 3 trong sách Ngữ văn 7, tập một. Bài này tập trung vào thực hành thảo luận gắn với các vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu văn bản.

@2319124@

b. Để thảo luận nhóm về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Dựa vào những văn bản đã học ở phần Đọc hiểu văn bản và nội dung phần Viết để lựa chọn vấn đề định thảo luận.

- Bày tỏ ý kiến về vấn đề (tán thành hay phản đối).

- Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người.

- Bảo vệ ý kiến của mình bằng các lí lẽ, bằng chứng; đồng thời tôn trọng, tiếp thu những ý kiến khác biệt.

2. Thực hành

Bài tập: Thảo luận nhóm về vấn đề: "Thế nào là lối sống giản dị?".

a. Chuẩn bị

- Xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

Nội dung thảo luận nhóm ở bài này cũng là nội dung của phần Viết. Vì thế, các em dựa vào dàn ý trong phần Viết, bổ sung và chỉnh sửa dàn ý cho bài nói (nếu cần thiết).

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
    • Nêu vấn đề: Cần sống giản dị.

L.Tônxtôi đã từng nói: "Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật." Ý kiến của L.Tônxtôi đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của đức tính giản dị đối với mỗi con người. Giản dị là một phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng cần có.

  • Thân bài:
    • Nêu quan niệm về lối sống giản dị: Giản dị là lối sống không cần kì, phô trương, không xa hóa, màu mè. Đó là lối sống nhẹ nhàng, điềm đạm về cả thể chất lẫn tinh thần. Lối sống giản dị được thể hiện qua tác phong sống, cách ăn mặc, sinh hoạt, các giao tiếp với những người khác...
    • Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống.
      • Trong cuộc sống của mỗi người, lối sống giản dị được biểu hiện ở trang phục: phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng. Không chỉ được biểu hiện ở trang phục, lối sống cao đẹp ấy còn được thể hiện ở tác phong, cách sinh hoạt: cư xử đúng mực, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, hòa đồng với mọi người...
      • Lối sống giản dị được thể hiện bằng nhiều biểu hiện cụ thể. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, ta thấy rõ được những biểu hiện lối sống giản dị của Bác. Dù là người giữ cương vị cao của đất nước, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng Bác lại có một lối sống rất giản dị. Điều đó được thể hiện trong lối sống, nơi ở, quan hệ với mọi người, tác phong, lời nói, cách viết. Lối sống giản dị của Bác gắn liền với sự thanh cao, đời sống tâm hồn phong phú, những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp. Bác chính là một tấm gương sáng về lối sống giản dị.
      • Có rất nhiều tấm gương khác có lối sống giản dị như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Chu Văn An...
    • Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị.
      • Giản dị khiến con người ta dễ hòa nhập, thân thiện với mọi người, được mọi người yêu quý.
      • Giản dị khiến con người ta trở nên vui vẻ, bình yên.
      • Giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, nhân ái.
    • Phản biện, mở rộng vấn đề:
      • Lối sống giản dị không đồng nghĩa với sống xuề xòa, cẩu thả hay hà tiện, khắc khổ...
      • Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi...
    • Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của mình.
      • Đây là một lối sống đẹp, có ý nghĩa.
      • Mỗi người cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống giản dị để có thái độ, hành động ứng xử đúng đắn.
  • Kết bài:
    • Khẳng định vai trò của lối sống giản dị.
    • Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

c. Nói và nghe

- Nhóm trưởng điều hành việc thảo luận, nêu vấn đề thảo luận.

- Người nói: Dựa vào dàn ý đã lập, nêu lên ý kiến của mình trước nhóm. Chú ý cách trình bày, trao đổi,...

- Người nghe: Ghi chép các nội dung chính và chú ý cách trình bày của người nói; trao đổi lại với các ý kiến còn khác biệt.

- Nhóm trưởng tổng kết các điểm đã thống nhất và điểm còn khác biệt (nếu có).

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 7, phần Nói và nghe, mục d (trang 32).