Những đứa trẻ - M.Go-rơ-ki

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

I. Đôi nét về tác giả

- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop

- Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn ga trong một gia đình lao động

- Cuộc đời và sự nghiệp:

    + Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi

    + Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại

    + Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin

 + Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương

    + Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907)

II. Đôi nét về tác phẩm Những đứa trẻ

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Thời thơ ấu là tiểu thuyết đầu tiên trong ba tiểu thuyết tự thuật của Go-rơ-ki được sáng tác vào năm 1913-1914, tiểu thuyết gồm 13 chương

- Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm này

2. Tóm tắt

    Gần một tuần trôi qua ba đứa trẻ hàng xóm lại ra sân chơi và rủ Aliosa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá Ốp- xi- an- ni- cốp, Aliosa có hỏi mẹ chúng, chúng buồn vì mẹ của chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi ba đứa trẻ, Aliosa đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà câu hay kể. Tuy nhiên bố của ba đứa trẻ xuất hiện và cấm đoán Aliosa không được chơi với ba đứa trẻ nữa. Bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

3. Bố cục

- Phần 1 ( Từ “Có đến gần mọt tuần” đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng của Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm

- Phần 2 ( Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”): Tình bạn bị ngăn cấm

- Phần 3 (Còn lại): Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp diễn

III/ Đọc hiểu văn bản Những đứa trẻ

a/ Tình bạn tuổi thơ trong sáng

- Gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau (một bên dân thường và một bên là quan chức giàu sang) → Đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.

- Là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ chúng. Chúng là hàng xóm của nhau, từng cứu thoát nạn.

- A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu → thích rủ A-li-ô-sa sang chơi.

- A-li-ô-sa mất bố sớm, mẹ đi lấy chồng khác, có mẹ mà cũng như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu, thương yêu.

- Qua trò chuyện A-li-ô-sa biết ba đứa trẻ giàu có kia cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn,...

​→ Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.

→ Chúng luôn hướng về nhau, luôn đoàn kết và hiểu nhau.

b/ Những quan sát và nhận xét tinh tế

- Trước khi quen thân: A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, không phân biệt đứa này với đứa kia.

- Khi đã quen thân: Nghe ba đứa kể chuyện và thấy "chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con".

​→ So sánh chính xác, toát lên sự cảm thông của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn hàng xóm.

- Khi chứng kiến cảnh ba đứa trẻ bị bố mắng Đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, hỏi hách dịch thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà.

→ A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn.

→ So sánh chính xác, cụ thể: thể hiện dáng dấp bên ngoài và tâm trạng của ba đứa trẻ bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu.

c. Chuyện đời thường và truyện cổ tích

- Chuyện đời thường được lồng ghép với truyện cổ tích được xuyên suốt toàn bộ văn bản.

+ Chi tiết dì ghẻ: Khi nghe mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến chuyện dì ghẻ A-li-ô-sa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong câu chuyện cổ tích.

+ Chi tiết mẹ thật của mấy đứa trẻ.

+ Hình ảnh người bà nhân hậu.

→ Với cách kể này, câu chuyện càng trở nên khái quát và càng tô đậm thêm màu sắc cổ tích đậm đà.

Tổng kết

Nội dungTình cảm hồn nhiên trong sáng vượt lên trên sự phân biệt quan hệ xã hội. Đó chính là tình cảm của ông hồi nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương.

Nghệ thuật

- Thể loại tự thuật và kết hợp tự sự và miêu tả, giàu hình ảnh so sánh.

- Ngôn ngữ đối thoại.

- Chi tiết đời thường xen cổ tích.

Khách