Mây và sóng- Ta-go

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Ra-bin-dra-nath Ta-go (1861 - 1941).

- Ông là nhà văn lớn, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ.

- Ông là con út trong gia đình đẳng cấp quý tộc Ba-la-môn. Cha ông là nhà triết học, nhà cải cách xã hội nổi tiếng.

- 13 tuổi, Ta-go đã sáng tác Bông hoa rừng được đăng trên tạp chí.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Thơ dâng (1910), Thiên Nga (1914 - 1916), Người làm vườn (1914), Thơ ngắn (1922).

- Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho người đọc những cảm xúc rất sâu sắc mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.

- Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bài thơ Mây và sóng được in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được Ta-go dịch sang tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.

b. Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu đến "xanh thẳm"): Cuộc trò chuyện của em bé với may và mẹ.

- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ và sóng.

@92409@@92411@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đặc điểm bố cục bài thơ

- Đối tượng đối thoại và cũng là đối tượng biểu cảm của em bé là mẹ mặc dù mẹ không xuất hiện, không phát ngôn. Em bé thổ lộ tình cảm một cách tự nhiên, một mạch, mặc dù xét về cấu trúc đối xứng giữa hai phần, có thể xem đây là hai lượt thoại. Hai phần của bài thơ đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau.

- Quan niệm "phần hai" là đợt sóng lòng dâng lên lần thứ hai của em bé chứ không phải là phần hai trong bố cục của tác phẩm. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huống có thử thách. Đó chính là lí do tồn tại của phần hau, phải qua những thử thách khác nhau, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.

- Cụm từ "Mẹ ơi" ở đầu bài thơ, trình tự tường thuật của hai phần đều giống nhau:

+ Thuật lại lời rủ rê.

+ Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.

+ Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo.

-> Qua lí do từ chối, đã nhé lộ tình yêu thương mẹ của em bé; song qua việc sáng tạo trò chơi bất ngờ, thú vị, tình thương yêu của mẹ mới trở nên nổi bật. Em không những không phải "rời mẹ" mà còn được "lăn lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

@92413@@92416@

2. Ý nghĩa của dòng thơ "Con hỏi: ..." ở mỗi phần

- Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê cuẩ những người sống "trên mây" và "trong sóng" thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào chả ham chơi. Em bé phần nào đã bị lôi cuốn, song vấn đề là không thể đánh đổi thú vui chơi với việc rời xa mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống "trên mây" và "trong sóng".

- Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện chính ở sự khắc phục ham muốn ấy.

3. Ý nghĩa trò chơi sáng tạo của em bé.

- Em bé muốn khắc phục ham muốn nhất thời, không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không hề có ý nghĩa là ghét bỏ "mây" và "sóng". Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành "mây" rồi thành "sóng", còn mẹ thành "trăng" và bến bờ kì lạ.

- Trò chơi của em bé quả là "hay", "thú vị" hơn nhiều vì em không chỉ có "mây" - chính em đã là mây - mà còn có "trăng" - hiện thân của "mẹ", không phải chỉ để cùng chơi đùa như với những người sống "trên mây" mà để cùng sống dưới một "mái nhà" cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng; em không chỉ có "sóng" - chính em là sóng - mà còn có "bến bờ kì lạ" - hiện thân của "mẹ", bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em "lắn, lăn, lăn mãi... vào lòng".  

- Từ hai cực tưởng như đối lập, bài thơ đã đi đến một sự dung hợp hài hòa, một kết thúc viên mãn.

4. Ý nghĩa câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi...ở chốn nào".

- Dẫu được miêu tả sinh động, chân thực, những hình ảnh thiên nhiên trong Mây và sóng đều mang ý nghĩa tượng trưng. Những trò chơi "trên mây", "trong sóng" là tượng trưng cho bao vui thú hấp dẫn của cuộc đời nói chung. "Bến bờ kì lạ" là tượng trưng mang màu sắc triết lí đậm đà nhất. So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, biển - bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ. Đến câu cuối, còn hơn thế: "... Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào". Nói vậy có nghĩa là "mẹ con ta" ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt và chia cách được "mẹ con ta", cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.

@92417@

5. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên

- Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời,... vốn là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài đều do trí tưởng tượng của em bé sáng tạo ra nên lại càng lung linh, kì ảo.

- Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc được dùng để miêu tả mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời đều rất sát hợp.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kết cấu bài thơ ấn tượng, thú vị.

- Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

- Hình ảnh giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng.

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa.

2. Nội dung

Bài thơ ngợi ca tình mẫu từ thiêng liêng sâu sắc, những triết lí giản dị mà sâu sắc, đúng đắn về hạnh phúc của gia đình trong cuộc đời.

@92418@@92419@