Lưu ý khi làm kiểu bài Đọc- hiểu văn bản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Đặc điểm của kiểu bài đọc- hiểu:

Đề cho 1 đoạn ngữ liệu được trích dẫn trong bất kỳ một văn bản nào (thường là không có trong chương trình SGK).

=> Yêu cầu thí sinh đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ, tập trung vào những điểm sau:

+ Nội dung chính của văn bản là gì?

+ Các thông tin quan trọng (thường là : nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt)

+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản

+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của các biện pháp đó.

2. Lưu ý khi làm phần đọc hiểu:

- Nắm được phương pháp đọc- hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu.

- Với kiểu bài này, thí sinh nên viết trong khoảng 30 phút.

- Nên viết khoảng 1 mặt giấy thi.

- Trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Câu trả lời cần chính xác, đầy đủ, ngắn gọn.

- Sử dụng ký hiệu thống nhất như đề bài.

- Không cần mở và kết bài, không nên gạch dầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành một đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.

- Khi xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản, thao tác lập luận hoặc phương thức biểu đạt trong văn bản, nên giải thích ngắn gọn.