Lớp Hình nhện - Bài 25. Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện

Nội dung lý thuyết

1. Nhện

a. Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo ngoài của nhện

- Bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.

Các phần cơ thể

Tên bộ phận quan sát thấy

Chức năng

Phần đầu – ngực

Đôi kìm có tuyến độc

Bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)

Cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò

Di chuyển và chăng lưới

Phần bụng

Phía trước là đôi khe thở

Hô hấp

Ở giữa là một lỗ sinh dục

Sinh sản

Phía sau là các núm tuyến tơ

Sinh ra tơ nhện

b. Tập tính

* Chăng lưới.

Quá trình chăng lưới diễn ra như sau: Chăng dây tơ khung -> Chăng dây tơ phóng xạ -> Chăng các sợi tơ vòng -> Chờ mồi.

+ Một số kiểu màng nhện: 

* Bắt mồi.

- Các hành động bắt mồi của nhện khi con mồi sa lưới: Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc -> Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi -> Trói chặt mồi vào lưới để một thời gian -> Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

Một số kiểu bắt mồi ở nhện

 

@67415@@67411@@67413@@67412@

 

2. Sự đa dạng của lớp Hình nhện

a. Một số đại diện

\(\rightarrow\)Sự đa dạng hình nhện về số lượng loài, lối sống và cấu tạo cơ thể.

b. Ý nghĩa thực tiễn

STT

Các đại diện

Nơi sống

Hình thức sống

Vai trò

Kí sinh

Ăn thịt

Lợi

Hại

1

Nhện chăng lưới

Vườn, tường, hang

 

X

X

 

2

Nhện nhà

Khe tường, vườn

 

X

X

 

3

Bọ cạp

Hang, khô ráo, kín đáo

 

X

X

 

4

Cái ghẻ

Da người

X

 

 

X

5

Ve bò

Cỏ, da động vật

X

 

 

X

- Trừ một số đại diện (cái ghẻ, ve bò, …) gây bệnh cho người và động vật còn đa số nhện đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại, làm thực phẩm, …

- Biện pháp bảo vệ Hình nhện có lợi:

+ Nuôi để gia tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt.

+ Khai thác hợp lí, tránh nguy cơ tuyệt chủng.

+ Lai tao giống mới.

- Biện pháp tiêu diệt Hình nhện có hại:

+ Dùng thiên địch (bọ rùa).

+ Thuốc hóa học diệt trừ.

+ Biện pháp thủ công như bắt và tiêu diệt.

 

@67414@@67420@