Bài 3: Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định lí

Ví dụ: 

\(\sqrt{64}.\sqrt{25}=8.5=40;\sqrt{64.25}=\sqrt{1600}=40\) \(\Rightarrow\sqrt{64}.\sqrt{25}=\sqrt{64.25}\);

\(\sqrt{\dfrac{1}{4}}.\sqrt{9}=\dfrac{1}{2}.3=\dfrac{3}{2};\sqrt{\dfrac{1}{4}.9}=\sqrt{\dfrac{9}{4}}=\dfrac{3}{2}\Rightarrow\sqrt{\dfrac{1}{4}}.\sqrt{9}=\sqrt{\dfrac{1}{4}.9}\)

Ta có định lí: 

Với hai số \(a\) và \(b\) không âm, ta có:

\(\sqrt{a}.\sqrt{b}=\sqrt{ab}\)

Ta có thể chứng minh định lí như sau:

Do \(a\ge0;b\ge0\) nên \(\sqrt{a}.\sqrt{b}\) xác định và không âm.

Ta có: \(\left(\sqrt{a}.\sqrt{b}\right)^2=\left(\sqrt{a}\right)^2.\left(\sqrt{b}\right)^2=a.b\)

Vậy \(\sqrt{a}.\sqrt{b}\) là một căn bậc hai số học của \(a.b\), tức là \(\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}\).

Chú ý: Định lí trên có thể mở rộng với tích của nhiều số không âm.

Với \(a_1;a_2;...a_n\ge0\) ta có: \(\sqrt{a_1.a_2...a_n}=\sqrt{a_1}.\sqrt{a_2}...\sqrt{a_n}\)

 

@54712@

 

2. Áp dụng

a) Quy tắc khai phương một tích

Muốn khai phương một tích các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả lại với nhau.

Ví dụ: \(\sqrt{81.1,44.25}=\sqrt{81}.\sqrt{1,44}.\sqrt{25}=9.1,2.5=54\);

\(\sqrt{50.162}=\sqrt{2.25.2.81}=\sqrt{25.4.81}=\sqrt{25}.\sqrt{4}.\sqrt{81}=5.2.9=90\).

 

@54710@

b) Quy tắc nhân các căn bậc hai

Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả.

Ví dụ: \(\sqrt{5}.\sqrt{80}=\sqrt{5.80}=\sqrt{400}=20\);

\(\sqrt{\dfrac{1}{2}}.\sqrt{6}.\sqrt{27}=\sqrt{\dfrac{1}{2}.6.27}=\sqrt{81}=9\)

 

@54715@@54720@

c) Chú ý

Một cách tổng quát:

Với hai biểu thức \(A\) và \(B\) không âm, ta có: 

\(\sqrt{A}.\sqrt{B}=\sqrt{A.B}\)

Với biểu thức \(A\) không âm, ta có:

\(\left(\sqrt{A}\right)^2=\sqrt{A^2}=A\)

Ví dụ 1: \(\sqrt{5a}.\sqrt{20a}=\sqrt{5a.20a}=\sqrt{100a^2}=\sqrt{100}.\sqrt{a^2}=10\left|a\right|\);

\(\sqrt{3a.12ab^4}=\sqrt{36a^2b^4}=\sqrt{36}.\sqrt{a^2}.\sqrt{b^4}=6\left|a\right|b^2\)

Ví dụ 2: Tìm \(x\) biết \(\sqrt{4\left(2x-1\right)^2}-3=0\)

Ta có: \(\sqrt{4\left(2x-1\right)^2}-3=0\Leftrightarrow\sqrt{4}.\sqrt{\left(2x-1\right)^2}=3\)

\(\Leftrightarrow2\left|2x-1\right|=3\Leftrightarrow\left|2x-1\right|=\dfrac{3}{2}\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}2x-1=\dfrac{3}{2}\\2x-1=-\dfrac{3}{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{5}{4}\\x=-\dfrac{1}{4}\end{matrix}\right.\).

 

@54717@@54718@@54719@

Lưu ý: Với \(a\ge0\) và \(b\ge0\) ta có: \(\sqrt{a+b}\le\sqrt{a}+\sqrt{b}\).

Ví dụ: \(\sqrt{9+25}=\sqrt{36}=6;\sqrt{9}+\sqrt{25}=3+5=8\)

\(\Rightarrow\sqrt{9}+\sqrt{25}>\sqrt{9+25}\).

 

@54724@