Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

1.1. Tìm hiểu chung

 

 

a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

 

 
  • Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.
  • Quê quán: Thừa Thiên Huế.
    • Là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.
    • Thơ Nguyễn Khoa Điềm không cầu kì về hình thức, câu chữ tự nhiên, đời thường, lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết nhưng cũng đậm chất triết lí sâu.
    • Tác phẩm tiêu biểu: “Đất ngoại ô” (thơ, 1973), “Cửa thép” (kí, 1972), “Mặt đường khát vọng” (trường ca, 1974)…

b. Tác phẩm

 

 
  • Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 – những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • In trong tập “Đất và khát vọng” (1984).

c. Bố cục

 

 
  • Bài thơ được chia làm 3 phần:
    • Phần 1: Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
    • Phần 2: Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
    • Phần 3: Khúc thứ ba: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

1.2. Đọc hiểu văn bản

 

 

a. Ý nghĩa nhan đề

 

 
  •  “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thưở ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.

  • Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.

  • Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

b. Hình ảnh người mẹ Tà ôi

 

 
  • Hình ảnh người mẹ Tà ôi gắn liền với công việc qua các hoàn cảnh cụ thể: người mẹ địu con, làm công việc cảu người dân chiến khu - việc nhà, việc nước, việc kháng chiến.
  • Công việc vất vả, nhưng tình yêu mẹ dành cho con thì vô cùng sâu sắc. Hình ảnh người mẹ vừa địu con vừa tỉa bắ trên núi Ka - lư.
    • Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
    • Mẹ đang tỉa bắng: Lao động sản xuất phục vụ chiến đấu.
    • Mẹ chuyển lán, đi đạp rừng, giàng trận cuối.
  • Đi liền với những công việc có hình ảnh người mẹ với tấm lòng của người trên chiến khu kháng chiến gian khổ.
  • Công việc vất vả, gian khổ, bền bỉ chứng tỏ sự quyết tâm. Qua đó, thấy được lòng yêu thương con, yêu thương bộ đội, yêu nhân dân, đất nước và thể hiện niềm tin thắng lợi.
  • Hình ảnh so sáng ngầm đứa con là mặt trời, tương phản "Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ" là nguồn sống của em, là nguồn hạnh phúc ấm áp gần gũi thiêng liêng của đời mẹ và sự gian khổ, chịu đựng của mẹ giữa núi rừng mênh mông, sự kiên cường, bền bỉ cảu mẹ trong công việc vất vả.

c. Những khúc ru và tình cảm của mẹ

 

 
  • Mối liên hệ giữa công việc của mẹ với tình cảm, ước mong của mẹ.
    • Mẹ giã gạo mơ hạt gạo trắng.
    • Mẹ tỉa bắp mơ hạt bắp lên đều.
    • Mẹ địu con đi mơ thấy Bác Hồ, làm người tự do.
  • Mỗi khúc ru là một lời ước nguyện khác nhau gắn liền với công việc. Mối liên hệ thật tự nhiên và chặt chẽ thể hiện tình yêu tha thiết cảu mẹ với con, con là nguồn hạnh phúc ấm áp, con góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
  • Qua hình ảnh người mẹ Tà ôi tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Tổng kết

Nội dung

 

      • Bài thơ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Nghệ thuật

 

      • Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.
      • Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
      • Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

Khách