Bài 18. Hai loại điện tích

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Hai loại điện tích

Thí nghiệm 1

1. Kẹp hai mảnh ni-lông vào thân bút chì rồi nhấc lên → Hai mảnh ni-lông không hút nhau.

Trải hai mảnh ni-lông này xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần, cầm thân bút chì để nhấc hai mảnh ni-lông lên → Chúng đẩy nhau.

2. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên trục nhọn để có thể quay dễ dàng. Đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh lại gần nhau → Hai thanh đẩy nhau.

@2369657@

Thí nghiệm 2

Đặt thanh nhựa sẫm màu được cọ xát bằng vải khô vào trục quay. Đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát vào mảnh lụa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa sẫm màu → Chúng hút nhau.

@2369714@

Nhiều thí nghiệm chứng tỏ rằng, hai vật mang điện tích hoặc hút hoặc đẩy nhau.

Có hai loại điện tích. Các vật mang điện cùng loại thì đẩy nhau, mang điện khác loại thì hút nhau.

Quy ước:

  • Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).
  • Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

Mọi vật quanh ta được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ, nhưng hạt đó lại gồm các hạt nhỏ hơn nữa.

1. Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.

2. Xung quanh hạt nhân là các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

3. Tổng điện tích âm có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương, nên nguyên tử trung hòa về điện.

4. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

@2369796@@2369890@