Đọc: Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)

- Quê quán: Sinh ra ở Luông-phơ-ra-băng (Lào) nhưng quê gốc ở Hà Nội.

- Là một nghệ sĩ đa tài.

- Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương.

2. Tác phẩm

- PTBĐ chính: Biểu cảm.

- Thể thơ: Lục bát.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Thiên nhiên Việt Nam

- Hình ảnh: 

+ "biển lúa".

+ "cánh cò".

+ "mây mờ".

+ "núi Trường Sơn".

+ "hoa thơm quả ngọt".

- Màu sắc: 

+ màu xanh của lúa, núi non, nền trời.

+ màu trắng cánh cò, mây.

+ màu của hoa thơm quả ngọt.

→ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.

@669405@

2. Con người Việt Nam

- Chịu thương chịu khó:

+ "chịu nhiều thương đau".

+ "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.

+ "nuôi những anh hùng".

→ Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.

- Bất khuất anh hùng:

+ "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Biện pháp nói quá. → Không khuất phục trước khó khăn. 

+ "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.

- Hiền lành, ân tình, thủy chung:

+ Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất. 

+ Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.

+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".

- Tài năng:

+ "Trăm nghề trăm vùng".

+ "Dệt thơ trên tre".

→ Nghệ thuật: So sánh "Tay người như có phép tiên".

@669476@@669549@

III. Tổng kết 

1. Nội dung

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.

2. Nghệ thuật

Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, nói quá.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi - trời; hơn - rờn - sơn.

Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2.

2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Trong bài thơ, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.

Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp cảu thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

 - Các biện pháp tu từ:

+ Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi.

+ BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

+ Ẩn dụ: biển lúaần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn.

- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2.

4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).

Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.