Nội dung lý thuyết
1. Tác giả
Hoàng Trung Thông - bên trái (1925 - 1993)
- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In năm 1976.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Thể thơ: Tự do.
1. Hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện của họ
- Hình ảnh hai cha con
+ Khung cảnh xung quanh: tràn ngập ánh sáng và màu sắc trong trẻo sau trận bão.
+ Dáng hình hai cha con:
- Cuộc trò chuyện của họ
+ Cuộc trò chuyện đầu tiên:
Người con | Người cha |
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? | Nghe con bước lòng vui phơi phới. Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây có cửa có nhà. Vẫn là đất nước của ta, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. |
Lời nói trực tiếp: tiếng con gọi cha đầy thân thương, trìu mến. Điệp ngữ, sử dụng từ ngữ phủ định: thấy...., không thấy... → Sự tò mò ngây ngô của đứa con muốn khám phá về cuộc sống. | Lời nói trực tiếp: giải thích cho con những điều con chưa biết. Tâm trạng: lòng vui phơi phới, mỉm cười. → Niềm vui vì cùng con đi dạo, thể hiện tình cha con. Điệp ngữ: sẽ..., điệp từ ở câu trước: cây, cửa, nhà. → Giải thích một cách nhẹ nhàng cho con, ngầm ám chỉ bản thân cũng muốn khám phá phía "nơi xa" kia. |
+ Cuộc trò chuyện thứ hai
Người con | Người cha |
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi... | Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm? |
- Dùng hành động kết hợp với lời nói trực tiếp nhưng vẫn giữ thái độ "nói khẽ" như sợ cảnh vật giật mình, làm phá đi không gian yên bình. - Lời đề nghị ngây thơ: mượn buồm trắng. - Mục đích: Để con đi... → Câu nói bỏ lửng, dấu ba chấm tạo nhiều liên tưởng. → Có thể là do ba không nghe rõ hoặc thể hiện khát vọng muốn khám phá thế giới. | - Lời nói gián tiếp. - Không chắc chắn về câu nói vừa rồi: là của con hay của sóng hay của chính lòng mình. - Câu hỏi tu từ → Đó cũng đồng thời là khát vọng của người cha từ thuở còn nhỏ nhưng chưa thực hiện được. Người cha thấy mình trong chính ước mơ của con. |
2. Hình ảnh những cánh buồm: ẩn dụ cho khát vọng khám phá.
- Lần xuất hiện đầu: trong lời nói của cha.
"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà.
Vẫn là đất nước của ta,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến."
+ Đích của cánh buồm: nơi xa, vẫn là đất nước ta.
→ Vừa thân thuộc (vì vẫn là nước ta) vừa xa lạ (nơi xa).
+ Mong muốn được khám phá của người cha: Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
→ Sự tiếc nuối xa xăm.
- Lần xuất hiện thứ hai: trong lời nói của con.
"Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi..."
+ Cánh buồm nay được con tô sắc: cánh buồm trắng.
→ Màu trắng thể hiện sự tự do.
Màu trắng thể hiện sự trong trẻo, ngây thơ.
+ Hành động trỏ + muốn mượn cánh buồm → Để con đi...
→ Muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
1. Nội dung
Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.
2. Nghệ thuật
Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.
1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?
Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là: Một câu thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do, được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn).
2. Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua nhữn từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào?
Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:
- Từ ngữ: Nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.
- Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm gợi cho người đọc những xúc cảm về ước mơ thuở nhỏ.
- Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh "ánh trăng" tạo nên sự hàm xúc cho câu thơ, thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.
3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.
Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:
- Tự sự: Kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.
- Miêu tả: Hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.
Tác dụng: Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.
4. Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha. Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Điều đó gợi cho em về tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ biến, chia sẻ và sự nhẫn lại nâng cánh ước mơ của cha dành cho con.
5. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ?
Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ. Tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ - những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời.