Đọc hiểu văn bản: Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

Thể loại: văn bản thông tin.

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu ... "nấu cơm". - Giới thiệu hội thi thổi cơm.

- Phần 2: Còn lại - Các hội thi thổi cơm ở các vùng khác nhau.

II. Khám phá văn bản

1. Các thành phần của văn bản thông tin

- Nhan đề: Hội thi thổi cơm.

=> Giới thiệu nội dung chính của văn bản.

- Sapo: phần chữ in đậm nằm dưới nhan đề.

=> Tóm tắt, giới thiệu những thông tin chính được trình bày trong văn bản: các hội thi thổi cơm trên khắp miền đất nước với những đặc điểm riêng, thú vị.

- Đề mục: phần in đậm trước mỗi đoạn văn.

=> Giới thiệu nội dung chính được trình bày ngay sau đó: các lễ hội thổi cơm ở các vùng.

- Đoạn văn: cung cấp thông tin cụ thể về các lễ hội được trình bày.

- Hình ảnh: minh họa một lễ hội thi thổi cơm.

=> Giúp người đọc hình dung được khung cảnh hội thi thổi cơm.

Nhận xét: Văn bản có đầy đủ các yếu tố cơ bản của một văn bản thông tin. Qua đó, văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về các lễ hội thi thổi cơm ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp.

2. Các hội thi thổi cơm

a. Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

- Mục đích: Diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18.

- Thể lệ: 

  • Nguyên liệu: thóc, củi chưa có lửa, chưa có nước.
  • Các đội phải tạo ra gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước nấu cơm.
  • 3 phần thi.
  • Thành viên tham gia: mỗi đội 10 người (cả nam và nữ).

- Diễn biến cuộc thi:

@2073004@
  • Thi làm gạo.
  • Thi tạo lửa và lấy nước.
  • Thi thổi cơm.

=> Hội thi thử thách sự khéo léo, hiểu ý đồng đội, sự kết hợp hài hòa giữa những người tham gia. Qua hội thi, ông cha nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, nhớ công ơn của những vị anh hùng thời xưa.

b. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

2 cuộc thi:

- Cuộc thi của nữ:

@2073067@
  • Người dự thi trong một vòng tròn đường kính 1,5 mét.
  • Người dự thi vừa trông chừng một đứa trẻ 7-8 tháng, vừa canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn.
  • Người chơi dùng lửa lấy từ bùi nhùi rơn, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ, trông chừng con cóc.
  • Cơm chín trước, dẻo, thơm ngon là chiến thắng.

=> Cuộc thi thử thách sự khéo léo, đảm đang, tài giỏi của người phụ nữ.

- Cuộc thi của nam:

@2073126@
  • Bếp đặt sẵn bên một cái ao hoặc bờ đầm.
  • Mỗi người dự thi một bếp.
  • Sau khi có trống lệnh, các chàng trai bơi thuyền nan bằng tay sang bờ bên kia, áp vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh.
  • Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi cơm, giữ thuyền.
  • Ai thổi được cơm dẻo, ngon, xong trước là người chiến thắng.

=> Cuộc thi thử thách tài năng, sức khỏe, sự khéo léo của người đàn đông.

c. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

@2073185@

- Địa điểm thi: trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió.

- Chuẩn bị:

  • Kiềng.
  • Rơm ẩm.
  • Bã mía tươi.
  • Trang bị khác.

- Diễn biến:

  • Người chơi bơi thuyền ra giữa đầm.
  • Nhóm lửa nấu cơm trong điều kiện gió lộng, củi ẩm, phải giữ thuyền ổn định.
  • Ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là thắng cuộc.

=> Người chơi cần có sự khéo léo, sức khỏe, thành thạo việc nấu cơm.

d. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

- Đối tượng: nam giới.

- Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang.

- Buộc một cành tre dẻo, dai vào lưng một người, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre treo sẵn một niêu cơm.

- Người còn lại có nhiệm vụ đun nấu.

- Cả hai vừa nấu vừa đi quanh sân đình.

- Hết 1 tuần hương, ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon thì thắng cuộc.

=> Hội thi thử thách sự khéo léo của những người đàn ông.

NHẬN XÉT: Các cuộc thi thổi cơm ở các vùng đất khác nhau có những quy định, luật lệ, đặc trưng riêng nhưng mục đích chung của những hội thi đó là để thử thách tài năng, sự khéo léo, đảm đang của con người, cả người phụ nữ và người đàn ông. Đồng thời, qua các hội thi, nhân dân ta thể hiện sự coi trọng lúa gạo - một sản vật giản dị mà vô cùng quý giá, kết tinh những điều tinh túy nhất của đất trời. Văn bản cũng cho người đọc tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản cung cấp thông tin, những hiểu biết cho người đọc về lễ hội thi thổi cơm ở các vùng đất khác nhau trên đất nước ta.

2. Nghệ thuật

- Thông tin cụ thể chính xác.

- Kết hợp chữ viết cùng tranh minh họa làm văn bản sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.