Đọc: Đi lấy mật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê tại Tiền Giang.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Đoạn trích "Đi lấy mật" là tên chương 9 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

b. Thể loại

- Tiểu thuyết.

c. Ngôi kể

@2433425@

d. Tóm tắt

@2433513@

e. Bố cục

3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "dễ dàng và bảo đảm hơn".

- Phần 2: Tiếp đến "màu xanh lá ngái".

- Phần 3: Còn lại.

@2433583@

II. Khám phá văn bản

1. Vẻ đẹp con người

- Thời gian: Buổi sáng.

- Không gian: Yên tĩnh, mát lạnh, trong lành.

- Tía nuôi:

  • Ngoại hình:
    • Bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo.
    • Lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai.
    • Tay cầm chà gạc.
  • Hành động:
    • Khi đi rừng: lâu lâu ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường.
    • Để ý thấy tiếng thở của An và biết cậu đã mệt nên nhắc Cò và An dừng lại nghỉ ngơi.
    • Nhồi thuốc lá vào tẩu.

=> Tía nuôi có vóc dáng khoẻ mạnh vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát. Ông rất chú tâm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng. Ông là người lao động dày dạn kinh nghiệm, từng trải, can đảm, tính cách mạnh mẽ, giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người, trân trọng sự sống và thiên nhiên.

- Thằng Cò:

  • Ngoại hình:
    • Đội cái thúng to tướng.
    • Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng...
  • Hành động:
    • Bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng vào vò nước uống ừng ực.
    • Thúc vào lưng An hỏi con ong mật là con nào.
    • Chỉ cho An về con ong mật.

=> Cậu bé Cò hiện lên lanh lợi, nhanh nhẹn, thành thạo với việc đi rừng. Cò là một cậu bé thông minh, có hiểu biết, nhanh nhẹn, hoạt bát, đáng yêu.

* Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ đối thoại sinh động.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật tinh tế.

- Tình huống truyện nhẹ nhàng.

2. Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh

- Chi tiết miêu tả:

  • Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh….Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh.
  • Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.
  • Đó là ruồi xanh đang bay đứng. Óng ánh lướt những lá bông súng dưới vũng kia là con chuồn chuồn bay ngang với những cánh mỏng và dài.
  • Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sứ giả của bình minh này. Một con….hai con…ba con…Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một chuỗi hạt cườm, trong những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đĩa vụt qua rất nhanh….tiếng kêu eo…eo…eo…eo.
  • Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.
  • Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh.
  • Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên… 

=> Rừng U Minh hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, kì thú và đầy chất thơ. Cảnh sắc thiên nhiên được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An.

- Câu chuyện đi lấy mật của má nuôi An:

  • Người đi rừng thạo nghề sẽ xác định được chỗ ong gửi mật: Đó là vùng rừng tốt, những chỗ "ấm", cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn, người đốn củi lội đến để định chỗ gác kèo.
  • Việc gác kèo cũng cần cẩn thận, chắc chắn, kĩ lưỡng.

=> Công việc đi lấy mật đòi hỏi sự lành nghề, có kinh nghiệm của người làm nghề.

- Cách "thuần hóa" ong rừng của người dân vùng rừng U Minh:

  • Những tổ ong rừng cũng giống như những tổ ong rừng vẽ trong sách.
  • Tuy nhiên nó là do con người định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng tổ,
  • So sánh với những tổ ong khác:
    • Người La Mã xưa: nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại.

    • Người Mễ Tây Cơ: tổ ong bằng đất nung, treo lên cành cây.

    • Người Ai Cập: tổ ong bằng sành, hình ống dài, xếp lên nhau trên bãi cỏ.

    • Người châu Phi: đục ruỗng thân cây, vít kín hai đầu, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu.

    • Xứ Tây Âu: bện tổ ong bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau.

=> Ở rừng U Minh, con người đã tính toán để gác kèo cho ong tự bay về làm tổ.

III. Tổng kết.

1. Nội dung

- Đoạn trích đã khắc hoạ ấn tượng vẻ đẹp thiên nhiên rừng U Minh kì thú, giàu có, hoang sơ, đầy chất thơ cùng con người đất phương Nam vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu vừa mạnh mẽ, phóng khoáng...

2. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Ngôn ngữ sinh động, mang đậm chất Nam Bộ.

- Nghệ thuật miêu tả tinh tế.