Nội dung lý thuyết
1. Tác giả
O Hen-ri (1862 - 1910)
- Là nhà văn người Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
- Nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm khi viết về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy xã hội.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
- PTBĐ chính: Tự sự.
- Tóm tắt:
+ Giôn-xi sưng phổi và tuyệt vọng, chán nản.
+ Giôn-xi tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cõi đời.
+ Xiu và cụ Bơ-mơn đều rất lo lắng.
+ Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết.
+ Giôn-xi khỏe trở lại còn cụ Bơ-mơn chết vì bệnh sưng phổi.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (Từ đầu đến mái hiên thấp kiểu Hà Lan): Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng của Giôn-xi.
+ Phần 2 (Tiếp đến bồi dưỡng và chăm nom, thế thôi): Sự hồi sinh của Giôn-xi.
+ Phần 3 (Còn lại): Sự thầm lặng hi sinh của cụ Bơ-mơn.
1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
a) Hoàn cảnh sống:
- Giôn-xi là một nữ họa sĩ nghèo sống trong khu nhà ổ chuột cùng với cô bạn cùng phòng là Xiu.
- Bị sưng phổi nặng.
- Nghèo khó không có tiền lo thuốc thang.
b) Diễn biến tâm trạng:
- Khi biết mình mắc bệnh:
+ Chán nản, tuyệt vọng.
+ Thờ ơ trước sự quan tâm của mọi người.
- Suy nghĩ: "Khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì mình cũng lìa đời.".
- Khi thấy chiếc lá cuối cùng không rụng: Lấy lại nghị lực sống và dần hồi phục.
→ Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, khó khăn.
- Giôn-xi hồi phục:
+ Vì sự gai góc, kiên cường của chiếc lá cuối cùng. → Đối lập với sự yếu đuối, chiếc lá đã tiếp thêm nghị lực sống cho Giôn-xi.
+ Vì tình yêu thương của Xiu.
+ Vì sự hi sinh của cụ Bơ-mơn.
→ Sự im lặng khi nghe tin về cái chết của cụ Bơ-mơn như nốt lặng trong lòng Giôn-xi.
2. Tình yêu thương của Xiu
- Tấm lòng yêu thương của Xiu với Giôn-xi:
+ Quan tâm, chăm sóc, động viên Giôn-xi.
+ Lo sợ khi thấy lá thường xuân rụng dần.
+ Lo lắng cực độ khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên.
+ Ngạc nhiên, vui mừng khi thấy chiếc lá chưa rụng.
- Xiu không biết việc cụ vẽ lá và tâm trạng lo láng vẫn đep đẳng cô cho tới khi biết sự thật. → Nếu Xiu biết trước thì truyện sẽ không tạo bất ngờ cho người đọc, người đọc cũng không được chứng kiến, thấu hiểu tâm trạng lo lắng của cô.
→ Xiu là người chị bao dung, giàu tình yêu thương, kính phục cụ họa sĩ.
3. Cụ Bơ-mơn và kiệt tác chiếc lá cuối cùng
a) Nhân vật cụ Bơ-mơn
- Hoàn cảnh sống:
+ Là một họa sĩ vô danh, ngoài 60 tuổi, kiếm sống bằng việc làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.
+ Mơ ước cháy bỏng vẽ được một kiệt tác chưa thực hiện.
→ Già yếu, cô độc, chưa có thành công trong nghệ thuật.
- Tình cảm, tấm lòng của cụ Bơ-mơn:
+ Lúc đến thăm Giôn-xi: Lo lắng cho bệnh tình của cô.
+ Sau khi thăm Giôn-xi: Vẽ chiếc lá trong cơn mưa tuyết, mong cứu sống cô.
→ Mắc bệnh sưng phổi, chết sau 2 ngày. → Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
→ Tấm lòng hi sinh cao thượng, quên mình vì người khác.
→ Tấm lòng nhân đạo mà O Hen-ri muốn thể hiện.
b) Kiệt tác chiếc lá cuối cùng
- Chiếc lá được vẽ y như thật.
- Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng.
- Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.
→ Quan điểm nghệ thuật:
+ Tác phẩm nghệ thuật: Nghệ thuật vị nhân sinh.
+ Nghệ sĩ đích thực: Luôn trăn trở về tác phẩm để đời; Quan tâm đến sự sống của con người.
1. Nội dung
Mấy trang kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng trên đây của O Hen-ri làm cho người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
2. Nghệ thuật
Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống.
Các yếu tố của truyện | Chiếc lá cuối cùng |
Đề tài là phương diện khách quan của nội dung của truyện. Đề tài được tác giả tập trung đi xuyên suốt câu chuyện. | Đề tài của chiếc lá cuối cùng là tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. |
Các chi tiết tiêu biểu có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động... của nhân vật, tập trung làm rõ sự việc nổi bật. | Các chi tiết tiêu biểu trong truyện là giôn- xi bị chứng viêm phổi phải nằm viện, cụ Bơ- mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hi vọng sống cho Giôn- xi vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ- man đã chết vì xưng phổi. |
Ngoại hình, hành động gây ấn tượng của nhân vật là hình ảnh nhân vật đặc biệt với những hành động ấn tượng tạo cảm giác thích thú và gợi nhớ cho độc giả. | Ngoại hình, hành động của cụ Bơ- man đã gây ấn tượng với người đọc. Đó là hình ảnh cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã bắc thang và dùng đèn bão để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng. |
Ý nghĩa của các nhân vật rất quan trọng đối với một câu chuyện. Các nhân vật là người tạo ra các tình huống, chi tiết trong truyện và các nhân vật là người quyết định xem câu chuyện tiếp tục diễn ra như thế nào. | Nhân vật chính trong truyện: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-mơn. Giôn-xi có cuộc vượt qua bệnh tật nhưng cụ Bơ-mơn vì cứu Giôn-xi mà ngược lại, ra đi mãi mãi. |