Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian và cho biết ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2-9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin nào khác?
Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian và cho biết ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2-9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin nào khác?
Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian. Bắt đầu từ mở đầu đến diến biến và cuối cùng là kết thúc.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các từ ngữ chỉ thời gian là: Đợt 1 (1/3 đến 17/3)/ Đợt 2 (30/3 – 30/4)/ Đợt 3 (1-7/5)
- Các từ chỉ địa điểm: Him Lam, Độc Lập, Đông Bắc, Điện Biên Phủ,...
- Những từ chỉ tương quan lực lượng giữa ta và địch: Quân ta tổng công kích, địch mất tinh thần, quân ta chủ động, địch bị động,...
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thông tin chính mà văn bản cung cấp là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Dựa vào nhan đề của văn bản là “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ”
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nội dung của Sa pô khái quát lại chiến dịch Điện Biên Phủ vì vậy có liên quan mật thiết với nhan đề “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nội dung của Sa pô khái quát lại chiến dịch Điện Biên Phủ vì vậy có liên quan mật thiết với nhan đề “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu...)?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Văn bản trên cung cấp diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua ba đợt:
+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc
+ Đợt 2 ( 30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần
+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng
- Cách trình bày các thông tin đó giống nhau ở chỗ đều có thời gian, hoạt động cụ thể và kết quả.
- Cách trình bày theo dạng đồ họa thông tin ngắn gọn và sinh động:
+ Màu sắc: nổi bật, ấn tượng
+ Hình ảnh: các hình ảnh được người biên soạn lựa chọn rất phù hợp với đặc điểm của từng đợt chiến đấu.
+ Các kí hiệu: logic, sáng tạo, phù hợp với văn bản có nội dung lịch sử.
+ Cách trình bày, bố cục, chữ viết cũng rất sáng tạo, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vì sao thông tin về Đợt 3 lại được in đậm?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- In đậm thông tin ở đợt 3 vì tác giả có ý nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức, vì đây cũng là nội dung chính, quan trọng nhất trong bài, là sự kiện lịch sự trọng đại có ý nghĩa với cả dân tộc.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo dạng đồ họa thông tin
- Cách trình bày của văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là dang soạn thảo văn bản đơn thuần.
→ Ở mỗi cách trình bày sẽ có những điểm khác nhau dạng soạn thảo văn bản sẽ đầy đủ, chi tiết hơn còn cách đồ họa thông tin sẽ ngắn gọn, sinh động, mới lạ hơn. Tùy vào nội dung cần truyền đạt của mỗi văn bản sẽ lựa chọn kiểu trình bày cho phù hợp.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)