Đề kiểm tra cuối kì I: đề 1

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI HÓA 8

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một muối sắt có công thức là Fex(SO4)y, biết rằng khối lượng mol của muối bằng 400 (g/mol). Hãy tìm giá trị của x và y?

A. x=1, y=1.                 B.x=1, y=2.                  C. x=2, y=2.          D.x=2, y=3.

Câu 2. Hợp chất của nguyên tố X với với nguyên tố oxi có dạng X2O3. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất giữa nguyên tố X và nguyên tố clo.

A.XCl.                          B.XCl2.                        C.XCl3.                  D.XCl4.

Câu 3. Khí ammoniac (NH3) là một chất khí dễ tan trong nước. Vậy để thu khí ammoniac trong thí nghiệm điều chế thì sử dụng phương pháp thu khí nào?

A.Thu khí bằng phương pháp đẩy nước.

B. Thu khí bằng phương pháp đẩy không khí, để ngửa bình thu.

C. Thu khí bằng phương pháp đẩy không khí, để úp bình thu.

D. Có thể sử dụng cả 2 phương pháp thu đẩy nước và đẩy không khí.     

Câu 4. Khối lượng mol trung bình của không khí bằng bao nhiêu?

A.28g/mol.                  B.29g/mol.                    C.30g/mol.            D.32g/mol.

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng:  Fe + O2 ---->  Fe3O4

Hãy cân bằng phương trình hóa học trên.

A. Fe + O2 →  Fe3O4

B. Fe + 2O2 →  Fe3O4

C. 3Fe + 2O2 →  Fe3O4

D. 3Fe + O2 →  Fe3O4

Câu 6. Tính khối lượng của 0,15 mol muối đồng sunfat (CuSO4).

A.12 g.                B.24g.             C.12,15g.                       D.24,3g.

II.TỰ LUẬN

Bài 1. Chọn các từ thích hợp  trong các từ sau để điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh câu: hoá trị , kí hiệu hoá học, nguyên tử, phân tử,nhóm nguyên tử, đơn chất, hợp chất

a .……………………..là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay……………. với nguyên tử của nguyên tố khác .

b. Công thức hoá học của ……………………chỉ gồm một…………….

 

Bài 2. Xác định công thức hóa học của các chất sau:

a. Một muối nhôm có công thức là Al(NO3)x biết rằng khối lượng mol của muối bằng 213(g/mol).

b. Một muối gồm các nguyên tố Ca, S, O và có khối lượng mol là 136(g/mol); % về khối lượng các nguyên tố là %Ca=29,41%, %S=23,53% còn lại là oxi.

 

Bài 3. Đốt bột sắt trong không khí thì thu được oxit sắt từ (Fe3O4).

a. Lập phương trình hóa học cho phản ứng trên.

b. Tính thể tích không khí (đktc) cần đề đốt cháy hoàn toàn 2,8g bột sắt. (không khí chứ 20% O2 và 80% N2 về thể tích)

c. Tính khối lượng oxit sắt thu được khi đốt cháy 4,2 g bột sắt trong 4,48 lít không khí (đktc). Coi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn.