Đề bài : Thi hào Nguyễn Du viết : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" - Truyện Kiều - Nhưng sao buổi sảng, thi Thành dẫn em gái đến trường chào từ biệt cô giáo và các bạn của Thủy, lúc tâm trạng của hai anh rất buồn và đau khổ thì trái lại cuộc sống vẫn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài : Thi hào Nguyễn Du viết : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" - Truyện Kiều - Nhưng sao buổi sảng, thi Thành dẫn em gái đến trường chào từ biệt cô giáo và các bạn của Thủy, lúc tâm trạng của hai anh rất buồn và đau khổ thì trái lại cuộc sống vẫn diễn ra sôi động, cảnh vật vẫn vui tươi. Hãy giải thích ?

Bài làm

     Tại sao buổi sáng, hai anh em Thành và Thủy đau khổ, ngồi dưới gốc cây hồng xiêm, khi "tai họa giáng xuống đầu" một cách nặng nề thì lũ chim sâu...vẫn "nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót", người đi chợ vẫn "ríu ran" ? Tại sao khi dắt em gái ra khỏi trường, Thành "kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm lên cảnh vật ?". Đó là hai chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc và giàu ý nghĩa. Nỗi đau buồn của Thủy được cô giáo và các bạn nhỏ lớp 4B thương cảm và san sẻ. Tuy vậy, cảnh vật vẫn đẹp, cuộc sống vẫn sôi động, tươi vui diễn ra. Chim vẫn hót. Nắng vẫn "vàng ươm". Người đi lại vẫn bình thường, vẫn cười nói ríu ran. Không có chuyện "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du). Tại sao ? - Bố mẹ bỏ nhau, Thành và Thủy phải xa nhau, đó là bi kịch riêng của mỗi gia đình, bi kịch riêng của hai anh em Thủy và Thành. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên. Qua đó, Khánh Hoài đã chỉ ra rõ nỗi đau khổ của những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau là tột cùng như rơi xuống vực, như mình ở một thế giới đau khổ, lạc lõng giữa cuộc đời sôi động. Và như một lời nhắc khẽ : mỗi người hãy lắng nghe và chú ý đế những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng, vô tình...