Đề bài :Phân tích đoạn đầu bài thơ “Tiếng hát đi đày” của Tố Hữu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài:Phân tích đoạn đầu bài thơ “Tiếng hát đi đày” của Tố Hữu

Bài làm

“Tiếng hát đi đày” là bài thơ được rút ra từ phần “Xiềng xích” trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Đây là tiếng ca, tiếng lòng của người tù cách mạng trên đường đến nhà lao khác. Tuy nhiên bài thơ lại vang lên với giọng điệu vui tươi, phấn khởi, tạo niềm tin, hứng khởi cho người đọc.

“Tiếng hát đi đày” được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả đang bị chuyển từ nhà lao Quy Nhơn sang nhà lao Dayka ở Tây Nguyên. Đọc những vần thơ của Tố Hữu, người đọc cứ ngỡ tác giả đang phóng bút ra phía xa, đang được thảnh thơi, tự do. Nhưng thực tế Tố Hữu đang ở tù, nhưng lại có tấm lòng, có khát khao muốn tung cánh bay ra ngoài để giành tự do và độc lập cho đất nước.

Khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng hát đi đày” vang lên thật vui tươi, nhộn nhịp, và để lại trong lòng người nghe nhiều dư âm:

Đường lèn xứ lạ Kong Tum

Quanh quanh đèo chât, trùng trùng núi cao

Thông reo bờ suối rỳ rào

Chiu chiều chiu chít, ai nào kêu ai?

Đọc 4 câu thơ này lên, người đọc có thể tưởng tượng được khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, khúc khuỷu, trùng trùng điệp điệp ở nơi đất lạ. Tác giả dùng từ “đất lạ” để nói lên tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của chính bản thân mình khi đang phải chịu cảnh tù đày, giam hãm.

Chỉ với bài nét bú chấm phá, Tố Hữu còn vẽ lên trước mắt người đọc một cảnh rừng núi bát ngát, bao la nhưng heo hút, quạnh hiu, không một bóng người. Tác giả đã dùng hai vế đối nhau, để làm tăng sự hiểu trở, cô quạnh nơi rừng núi.

Có cảm chừng như chính tác giả đang bị choáng ngợp với thiên nhiên quá hùng vĩ, nhưng lại lạnh lẽo, vắng bóng người như vậy.

Tuy nhiên đến hai câu thơ sau, dường như là một tiếng reo vui cất lên, đánh thức cả trái tim và con người chiến sỹ:

Thông reo bờ suối rỳ rào

Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?

Cụm từ “thông reo bờ suối” gợi lên một khung cảnh thật nên thơ, lãng mạn, hiền hòa. Cứ ngỡ như tác giả lạc vào cõi tiên, có tiếng thông reo lên trong gió, bên bờ suối có nước chảy rỳ rào nghe êm tai. Khung cảnh này hoàn toàn đối lập với cảnh tưởng núi non hiểm trở, hiu quạnh ở hai câu thơ trên.

Câu thơ cuối cùng có một cụm từ rất đặc sắc và gợi tả “chim chiều chiu chít”, sao không phải là “chim kêu” mà lại là “chim chiều”. Có lẽ thời gian buổi chiều thường khiến con người thấy da diết, tha thiết và lắng sâu hơn. Nó còn gợi tả nỗi buồn, nỗi sầu nhớ của tác giả giữa đất lạ quê người.

Tiếng chim kêu ở đây lại có âm thanh lạ “chiu chít”, tiếng kêu không vội vàng, gấp gáp, cũng không sôi động nhưng lại khiến người nghe thấy não nề, da diết. Tiếng kêu thất thanh, tiếng kêu tạo sự trống vắng đễn não lòng.

Nhưng có lẽ vế sau mới thật sự khiến cho người nghe cảm thấy xót xa “ai nào kêu ai”. Giữa núi rừng hoang vắng, quạnh hiu như thế này thì tiếng chim dù có kêu tha thiết, có kêu thê thảm thì cũng không ai nghe thấy, không ai hiểu thâu. Câu hỏi tu từ ấy cất lên, và tác giả cũng tự trả lời cho mình.

Tâm trạng của một người tù đang rơi vào lạc lõng, cô liêu khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau, nỗi cô đơn của ông. Nước mất, nhà tan nhưng bản thân lại bị giãm hãm, tù đày.

Có lẽ âm vang và giai điệu của 4 câu thơ trên sẽ ám ảnh người đọc về hình ảnh một người tù cách mạng lẻ bóng, cô đơn giữa cảnh rừng hoang vu. Tố Hữu đã khiến người đọc phải xót xa và cảm thông