Đề bài : Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài : Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng 

Bài làm

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bai giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính thành công, người đọc đã không thể quên được hình ảnh những người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống pháp.

Bài thơ cũng chính là nỗi nhớ của chính tác giả về những năm tháng chiến tranh ác liệt nơi chiến trường xưa. Bài thơ được mở đầu bằng một tiếng gọi tha thiết:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Phù Lao Chanh là mảnh đất mà trước đây đoàn quân đã từng đi qua. Quang Dũng cùng rất nhiều thanh niên khác ở Hà Thành đã xếp bút nghiên lên đường ra chiến trường theo tiếng gọi của tổ quốc. Câu thơ cất lên như một tiếng gọi tha thiết về quá khứ từng trải qua. Sông Mã là con sông lớn, in dấu nhiều cuộc chiến tranh đổ lửa cũng như để lại bao nhiêu hoài niệm thời xa vắng của tác giả. Nỗi nhớ trong lòng tác giả là một nỗi nhớ “chơi vơi”. Một từ ngữ rất nhẹ nhưng dường như lại khiến cho nỗi nhớ thêm đầy, không thể nào vơi đi bớt.

Quang Dũng đã cụ thể hóa nỗi nhớ đó bằng những hình ảnh còn đọng lại trong ký ức về vùng đất chiến tranh ác liệt này:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi      

Mường Lát hoa về trong đêm hơi        

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm    

Heo hút cồn mây súng ngửi trời         

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Với những địa danh quen thuộc như “Sài Khao” và “Mường Lát” gợi nhớ về những năm tháng chiến tranh đó. Hai câu thơ với giọng rất êm, hình ảnh rất thi vị, nhẹ nhàng khiến cho người đọc cảm nhận đươc sự thi vị và lắng sâu. Đoàn quân Tây Tiến hành quân trong khói sương mù mịt, cái lạnh dường như len lỏi vào sâu trong tim. Một khung cảnh lãnh mạn, trữ tình giữa chiến tranh ác liệt thật khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đó chính là một sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc về thiên nhiên giữa núi rừng thăm thẳm.

Giữa thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, hình ảnh kì vĩ, bao la của thiên nhiên và đất trời được phác họa qua nét bút của tác giả khiến cho người đọc cảm nhận được cuộc sống gian khổ, cuộc chiến khó khăn của đoàn quân. Từ ngữ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đã phần nào diễn tả được sự gồ ghề, khó khăn, khập khiễng của núi rừng. Có cảm giác như đoàn quân phải vượt qua bao nhiêu ngọn núi, đối mặt với bao nhiêu hiểm nguy mới có thể giành được chiến thắng.

Có một hình ảnh rất đẹp, rất lãng mạn hiện lên “súng ngửi trời”. Thật thi vị và trữ tình. Hình ảnh “súng ngửi trời” là một hình ảnh mang tính chất nghệ thuật cao, gợi nên khung cảnh thật nên thơ. Nó hoàn toàn đối lập với cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở ngoài kia.

Chiến địa ác liệt, thiên nhiên hùng vĩ và nguy hiểm là những thử thách mà đoàn quân Tây Tiến cần vượt qua để chiến thắng được kẻ thù. Dù trong mưa bom bão đạn nhưng đoàn quân vẫn luôn lạc quan.

Câu thơ cuối cùng dường như lắng lại, bình dị, êm đềm:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Một câu thơ toàn vần bằng gợi lên những lúc nỗi lòng của đoàn quân không vướng bận bất cứ điều gì. Câu thơ diễn tả trận mưa rơi nhẹ tênh, phủ trắng xóa giữa núi rừng. Màn mưa ấy che kín lối đi, phủ kín những con đường mà đoàn quân đi qua.

Sự tàn khốc ác liệt của thiên nhiên còn được diễn tả một cách gân guốc:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời

Thiên nhiên giữa núi rừng qua nét bút của Quang Dũng đã phần nào gợi lên sự khắc nghiệt, khó khăn, gian khổ, đầy những hiểm ngụy. Và có rất nhiều chiến sỹ, nhiều đồng đội đã phải bỏ mình nơi đó, tuổi trẻ dở dang ước mơ dở dang. Sự trầm lắng của câu thơ tạo cho cả bài thơ sự thành kính và thiêng liêng đối với những người đã khuất.

Nối tiếp dòng cảm xúc đó là nỗi nhớ về những năm tháng êm đềm, với những con người bình dị, nghĩa tình nơi đấy. Những kỉ niệm khó lòng quên được:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…

Hình ảnh những mái nhà tranh khi chiều muộn về có những làn khói trắng lan tỏa ra tạo thành từng lớp trắng lảng bảng ở trên núi. Nhớ mùa nếp xôi ấm lòng, gần gũi biết bao nhiêu. Những thước phim đó cứ cuồn cuộn, chảy mãi trong lòng người lính Tây Tiến.

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên ngày càng rõ nét và chân thưc:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm.

Một nét vẽ thật táo bạo, chân thực về lính Tây Tiến. Sự gian khổ, sự khắc nghiệt của thời tiết đã khiến cho những thanh niên Hà Thành trai tráng trở nên mạnh mẽ, chai lì. Mặc dù “không mọc tóc” nhưng nét dữ dằn cũng khiến cho quân giặc phát sợ. Họ vẫn hiên ngang, mạnh mẽ chống chọi lại với quân thù và thời tiết khắc nghiệt/. Dù cuộc chiến có đầy bão giông thì vẫn không khiến cho những người lính thôi mơ mộng, Họ từng là những thanh niên Hà Thành xếp bút nghiên lên đường đi đánh trận, ở nơi xa vẫn có những bóng dáng để họ nhớ, họ mong, làm động lực để họ bước tiếp. Đây là điều đáng trân trọng đối với những người lính.

Quang Dũng nhận ra sự khắc nghiệt của chiến tranh, những mất mát phải đánh đổi, những hi sinh phải đối mặt:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Có lẽ đây là đoạn thơ hào hùng, mang âm hưởng bi tránh nhất bài thơ. Những người chiến sỹ đã anh dũng nằm lại với đồng đội, với đất mẹ. Tuổi xuân của họ còn đó nhưng vì đất nước mà hi sinh thì “chẳng tiếc”. Những con người vô danh nhưng họ luôn sống mãi trong lòng người ở lại.

Họ ra đi nhưng lời hẹn ước hòa bình ngày xưa sẽ để những người còn ở lại tiếp bước mà chiến đấu và cống hiến hết mình.

Bài thơ “Tây Tiến” của Quang DŨng thực sự gieo vào lòng người nhiều cảm xúc. Là sự ngưỡng mộ, khâm phục cũng như xót xa cho những gì đã xảy ra trong chiến tranh