Đề bài : Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài:Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Bài làm

Văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930-1945 không những tái hiện sâu sắc bức tranh xã hội nhiều bất công, khốn khổ mà còn tràn đầy tính nhân văn sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt”, chắc chắn người đọc sẽ không kìm được nước mắt về cuộc sống cơ cực, bần hàn của người dâ trong nạn đói nhưng tình yêu,  lòng bao dung của họ thật đáng trân trọng biết bao. Đó chính là giá trị vĩnh cửu của một tác phẩm văn học đích thực.

Giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học chính là tình cảm mà tác giả dành cho những nhân vật trong tác phẩm của mình, là nhân cách tâm hồn của chính nhân vật, là con đường đi đến với những điều tốt đẹp trong  cuộc sống.

Tính nhân đạo của “Vợ nhăt” nằm ngay ở nhan đề của tác phẩm.Một nhan đề khiến nguời đọc phải suy nghĩ nhiều về từng tầng ý nghĩa của tác phẩm. Sao không phải “cưới vợ” mà lại là “nhặt vợ”, ắt hẳn có nguyên do và đằng sau nhan đề đó là cả một cuộc đời đầy nước mắt, khổ cực. Tác giả đã gieo lòng thương cảm vào người đọc ngay chính ở nhan đề của tác phẩm. Đó chính là dụng ý nghệ thuật cực kì đắc điệu của Kim Lân.

Bối cảnh của truyện ngắn chính là nạn đói năm 1945, người chết như ngả rạ, mùi xác thối bốc lên nghi ngút, người sống thì dật dờ như những bóng ma. Khung cảnh ấy hiện lên trên trang viết thực sự tạo nên nhiều xúc cảm và dư âm đối với người đọc. Không xót xa, thương cảm sao được. Bởi tác giả đã dẫn dụ người đọc đi vào khám phá bức tranh của một xã hội nhiều bất công trong cuộc kháng chiến chống pháp. Cái đói dường như làm nền cho cuộc đời của những nhân vật hiện lên trong bức tranh.

Kim Lân đã khéo léo xây dựng ba nhân vật chính: anh cu Tràng, bà cụ Tứ, vợ anh cu Tràng. Mỗi nhân vật đều có những tính cách, tâm lý, nội tâm khác nhau nhưng đều tiềm ẩn những khát kháo cháy bỏng, giản đơn khiến người khác rơi nước mắt.

Tình cảnh “nhặt vợ” của Tràng cũng khiến người đọc khó kìm được cảm xúc. Qua lời bà cụ Tứ, chúng ta càng cảm nhận được rõ ràng điều đó. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong cảnh ăn nên làm ra. Đẳng này con mình lấy vợ trong cảnh khốn cùng nhưu thế này”. Một người nghèo đói, xấu xí như anh cu Tràng lại “nhặt” được vợ, đến mình còn nuôi không nổi, lại cưới thêm vợ. Thực ra trong chính tình huống này, tác giả đã đặt nhân vật của mình vào một sự lựa chọn không mấy dễ dàng để thử thách trái tim. Nếu như anh cu Tràng bảo với Thị rằng gia đình đói kém, không nuối nổi một người nữa thì Thị cũng không làm gì được. Nhưng mà cái tặc lưỡi của Tràng lại khiến người đọc nhìn nhận Tràng là một người tràn đầy tình yêu “Kệ! cứ đón cô ta về đã” . Không biết trước tương lai như thế nào nhưng tràng vẫn chấp nhận đèo bòng thêm một người nữa. Chắc chắn là lòng trắc ẩn trong con người Tràng trỗi dậy, dẫn đến quyết định này.

`Điều đặc biệt hơn nữa chính là việc để cho hai con người này đi cạnh nhau giữa cái nhìn của thiên hạ và giữa cái đói đang hiện hiển trên từng khuôn mặt. Dường như đó là thử thách, là ranh giới giữa sống và chết, giữa khát khao hạnh phúc, khát khao cuộc sống và sự tàn khốc của hiện thực. Có lẽ đây cũng chính là dụng ý của tác giả, rằng tình yêu thương giữa con người với nhau sẽ chiến thắng tất cả. Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm này mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

`Giá trị nhân đạo còn được thể hiện qua nhân vật bà cụ Tứ, mẹ anh cu Tràng. Bà là người đàn bà nghèo, chẳng có gì trong tay, nỗi lo lắng chồng chất nỗi lo nhưng bà im lặng khi Tràng dẫn thêm một người lạ vào nhà. Cái ăn lúc này thật mong mảnh, thật khiến con người ta khó mà chấp nhận được một người nữa bước vào nhà. Nhưng người mẹ đó đó với tấm lòng yêu thương con vô bờ bến, bà đã vun vén hạnh phúc cho hai đứa. Hình ảnh “nôi cháo cám” ở cuối đoạn trính là tiêu biểu cho tính nhân văn của tác phẩm. “Nồi cháo cảm” là biểu tượng cho tình yêu thương lớn lao, đức hi sinh cao cả của người mẹ đối với con cái. Hơn hết đó lại là tấm lòng của một người mẹ không có gì trong tay, chỉ có tình yêu và yêu vô cùng.

Có lẽ ngay lúc này, ba con người trong ngôi nhà này chỉ có tình yêu thương mới có thể gắn bó và mang họ đến với nhau.

Tính nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện qua hình ảnh Việt Minh phá kho thóc của Nhật. Dường như đây là con đường mà những người nông dân nghèo sẽ đi, vì dân, vì nước quyết đứng dậy đấu tranh. Giá trị nhân văn này thực sự ý nghĩa và quan trọng đối với tác phẩm.

Như vậy “Vợ nhặt” là tác phẩm chứa đựng tính nhân đạo sâu sắc, khiến người đọc khi gấp trang sách lại vẫn thấy tình yêu thương còn đó, khát vọng về một tương lai tươi sáng cũng còn đó.