Đề bài : Cảm nhận về bài ca dao " Anh em nào phải người xa"

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài : Cảm nhận về bài ca dao " Anh em nào phải người xa"

Bài làm

           Bài ca dao bốn câu dưới dây nói về tình nghĩa anh em trong gia đình. Chữ “cùng” được điệp lại hai lần để làm nổi bật mối quan hê rất thân thiết của anh chị em trong gia đình: cùng chung cha mẹ (bác mẹ), cùng chung máu mù ruột thịt (cùng thân):

“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”

           Hai câu cuối là lời khuyên bảo anh em, chị em về cách sống, cách đối xử tròng gia đình sao cho có tình nghĩa:

“Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

           Tục ngữ có câu: “Anh em như chân với tay”. Chân với tay là hai bộ phận gắn bó của con người. Con người hoàn chỉnh không thể thiếu tay hoặc chân. Cũng như anh em ruột thịt phải biết yêu nhau, thương nhau, gắn bó đỡ đần nhau “như thể tay chân”. Anh em phải sống hòa thuận, nghĩa là đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn nhau, anh thương em, em kính trọng anh. Anh em ruột thịt có biết “yêu nhau", có “hòa thuận” thì cha mẹ mới “vui vầy” sống yên vui hạnh phúc. Các động từ: “yêu nhau" và “hòa thuận” nói lên cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của ánh em, chị em trong gia đình.