Dạng 5 : Bài tập phân loại polime

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

PHÂN LOẠI POLIME

 

     1.     Theo nguồn gốc: 

Thiên nhiên

Nhân tạo (bán tổng hợp)

Tổng hợp

-Có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.

-Ví dụ: xenlulozo, tinh bột, bông, sợi đay, tơ tằm,cao su thiên nhiên…

-Được tổng hợp từ các polime thiên nhiên.

-Ví dụ: Tơ visco, tơ axetat.

-Do con người tổng hợp nên.

-Ví dụ: Tơ nilon 6, nilon 7, PVC, PE, thủy tinh hữu cơ,...

 

2.     Theo cách tổng hợp: 

Polime trùng hợp

Polime trùng ngưng

-Polime được điều chế từ các monome bằng phản ứng trùng hợp. Điều kiện để monome có thể tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội.

-Ví dụ: PE,PVC, thủy tinh hữu cơ, cao su  buna,…

-Polime được điều chế từ các monome bằng phản ứng trùng ngưng. Điều kiện để monome có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng với nhau.

-Ví dụ: tơ nilon 6, nilon 7, nilon 6-6,…  

 

    3.     Theo cấu trúc:

Mạch không phân nhánh

Mạch phân nhánh

Mạng không gian

-Ví dụ: PE,PVC, thủ tinh hữu cơ, amilozo, xenlulozo, nilon 6, nilon 7….

-Ví dụ: glicogen, amilopectin,…

-Ví dụ: nhựa bakelit, cao su lưu hóa,..

 

    4.     Phân loại theo công dụng

Chất dẻo

Cao su

-Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo

-Ví dụ: PE, PVC, thủy tinh hữu cơ,…

-Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh, có độ bền nhất định.

-Ví dụ:

Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm,…

Tơ tổng hợp: tơ poliamit (nilon6, nilon 7, nilon 6-6), tơ nitron,…

Tơ nhân tạo: tơ visco, tơ axetat.

-Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

 

-Ví dụ: Cao su thiên nhiên; cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-N, cao su buna-S,…)