Dạng 1 : Bài tập về crom và hợp chất của crom

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

I. Crom

1. Vị trí – cấu tạo

- Thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số thứ tự 24, là kim loại chuyển tiếp.

-  Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 3d54s1

- Số oxi hóa:  +1  đến + 6  (số oxi hóa bền: +2, +3, +6)

2. Tính chất vật lý

- Màu trắng ánh bạc, là kim loại cứng nhất.

- Khối lượng riêng lớn, khó nóng chảy

3. Tính chất hóa học.

a. Tác dụng với phi kim

                           4 Cr     +      3 O2   \overset{to}{\rightarrow}  2 Cr2O3

                            2Cr      +      3Cl2   \overset{to}{\rightarrow}     2CrCl                           

b. Tác dụng với H2O

          Trong thực tế Crom không tác dụng với H2O vì có màng oxit rất bền.

c. Tác dụng với axit

*Với axit HCl, H2SO4 loãng .

                            Cr     +           2HCl     \rightarrow        CrCl2    +    H2

                            Cr     +        H2SO4 (loãng) \rightarrow     CrSO  +     H2

* Với axit H2SO4 đặc, nóng, HNO3:

                                    2Cr    +       6H2SO4 (đặc)  \overset{to}{\rightarrow}  Cr2(SO4)3     +   3SO2    +   6H2O    

                                      Cr    +      6HNO3 (đặc)    \overset{to}{\rightarrow}Cr(NO3)3      +   3NO2    +    3H2O

                                      Cr    +       4HNO3 (loãng) \overset{to}{\rightarrow} Cr(NO3)3      +    NO      +    2 H2O

                Chú ý:  Crom không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội.

d.Tác dụng với dd muối:  Crom trực tiếp đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối

                                     Cr     +        CuSO4   →     CrSO4      +   Cu

3. Điều chế

                              Cr2O3    +     2Al     \overset{to}{\rightarrow}     Al2O3     +   2Cr

4. Ứng dụng

-          Dùng mạ các chi tiết máy.

-          Sản xuất thép crom.    + Thép có chứa 18% Cr là thép không gỉ (inox).

                                                + Thép chứa từ 25-30% Cr có tính siêu cứng dù ở nhiệt độ cao.

II. Hợp chất của crom

1. Hợp chất crom (III)

a. Crom (III) oxit

- Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. Ứng dụng của Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

b. Crom (III) hidroxit

- Cr(OH)3 là hiroxit lưỡng tính,  màu lục thẫm, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.      

          Cr(OH)3 +NaOH → NaCrO2  +  2H2O

          Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

- Vì Cr3+ có số oxi hóa trung gian nên nó thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. Tính khử thể hiện trong môi trường bazo; tính oxi hóa thể hiện trong môi trường axit.

           2Cr(OH)3 + 3Cl2  +  10 NaOH   →  2Na2CrO4 + 6NaCl + 8 H2O

          2CrCl3 +Zn →  2CrCl2  +  ZnCl2

2. Hợp chất crom (VI)

a. Crom (VI) oxit

- CrO3là chất oxi hóa rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH … bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, CrO3 bị khử thành Cr2O3.       

- CrO3 là oxit axit, khi tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7. Hai axit này không thể tách ra ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng bị phân hủy thành CrO3.

b. Muối cromat  và đicromat

- Ion cromat CrO42 -có màu vàng. Ion đicromat Cr2O2- có màu da cam.

- Trong môi trường axit, cromat(màu vàng), chuyển hóa thành đicromat.(màu da cam)              

- Trong môi trường kiềm đicromat.(màu da cam), chuyển hóa thành cromat (màu vàng)                                   

- Muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, chúng bị khử thành muối Cr(III).