Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
5 coin

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ)

 

I. Tìm hiểu chú thích

* Tóm tắt truyện.

+ Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương tính nết na, thuỳ mị, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng ít học và hay đa nghi.

- Cuộc sống gia đình êm ấm   ® Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. Vũ Nương ở nhà sinh con chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng già ốm và mất.

- Trương Sinh trở về nghe câu nói của con nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan đã tự tử  ở bến Hoàng Giang, được Linh phi cứu giúp.

- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (Người cùng làng). Phan Lang được Linh phi giúp trở về trần gian - Gặp Trương Sinh.

- Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến sông, Vũ Nương  thoáng hiện, nói lời từ biệt và biến mất.

2. Tìm hiểu chú thích.

- Là người tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan cho nhà Mạc 1 năm sau về quê sống ẩn dật tại chốn thanh nhàn ở chốn núi rừng Thanh Hóa.

- Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian

- Cách viết :  bằng tản văn xen lẫn văn biền ngẫu, thơ ca, từ khúc.

- Nhân vật chính:

+ thường là những người phụ nữ đức hạnh, trí thức khát khao cuộc sống hạnh phúc, bị xã hội xô đẩy vào cảnh ngộ éo le, bất hạnh.

+ Những trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình vào vòng danh lợi.

- Vị trí : Chuyện  Người con gái Nam Xương là thiên thứ 16 của truyện. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian VN Vợ chàng Trương

II. Tìm hiểu văn bản:

A. Tìm hiểu khái quát văn bản.

- Phương thức: Tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến "cha mẹ đẻ mỡnh".

- ND: Cuộc hụn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương.

+ Phần 2: Tiếp đến: "việc trút đó qua rồi'.

- ND: nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

+ Phần 3: Còn lại.

- ND: Vũ Nương được cứu sống và oan tỡnh được giải.

B.Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương.

 

"Chàng đi chuyến này...không có cánh hồng bay bổng" (tr 44).

+ Nờu nhận xét, đánh giá:

- Các câu văn song hành nhịp nhàng, câu đối sóng đôi nhau.

- Dựng nhiều hình ảnh ước lệ và các điển tích.

-> Thể hiện được cách nói năng khiêm nhường, có văn học và tình cảm chân thành của Vũ Nương.

+ Suy nghĩ, rút ra nhận xét.

- Dặn dò bằng những lời nói đầy ý tứ , ân tình , không mong vinh hiển, mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về: “không dám mong…chỉ xin…hai chữ bình yên”

 - Cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng “ chỉ e việc quân…lo lắng”

- Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình “ nhìn trăng…

- Thấm thía nỗi cô đơn: "Ngày qua tháng lại….nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn nổi." (44)

- Đó là những h/ả ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để nói lên sự trôi chảy của thời gian và tâm trạng con người.

+“bướm lượn đầy vườn”-> mùa xuân vui tươi.

+ “mây che kín núi”-> mùa đông ảm đạm.

- Với con thơ: sinh thành nuôi nấng dạy dỗ hướng về người cha.

- Với mẹ chồng: tận tình chăm sóc mẹ già, Khi bà ốm đau ® chăm sóc thuốc thang, lễ bái, lúc nào cũng ân cần, dịu dàng, “lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”.

-  Khi mẹ chồng mất ® xót thương, lo liệu ma chay  như cha mẹ mình.

Lời trăng trối của bà mẹ thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng=> Đó là cách đánh giá chính xác, khách quan.

Xuất phát từ cảm hứng nhân đạo và ngợi ca, tác giả muốn đề cao và ca ngợi vẻ đẹp phẩm hạnh cao quí của người phụ nữ VN trong XH xưa có vẻ đẹp hoàn thiện toàn mĩ: nết na, giàu đức hi sinh, toàn tâm , toàn ý dành cho chồng.

- Trương Sinh trở về, được tin mẹ mất, con vừa học nói.

- Nghe lời con nhỏ nghi ngờ vợ thất tiết đánh đuổi đi.

- Lời thoại 1: Nàng nói đến thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan,-> Nghĩa là đã hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

+ Lời thoại 2:

Nỗi đau đớn, thất vọng khi khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, nàng bị “mắng nhiếc, đánh đuổi đi” không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng, làng xãm bênh vực và biện bạch cho.

- Hạnh phúc gia đình- niềm khát khao của cả đời nàng tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi châm gãy…liễu tàn trước gió. Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa.

+ Lời thoại 3: Sự tuyệt vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân tan vỡ đến độ không thể hàn gắn nổi. Vũ Nương bị dồn đến bước đường cùng, mất tất cả, đành phải chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành, phải chết một cách oan uổng.

- Nguyên nhân của nỗi oan VN:

+ Nguyên nhân tình cờ: lời nói vô tình, ngây thơ của đứa con nhỏ- Bé Đản.

+ Nguyên nhân trực tiếp: sự ghen tuông mù quáng, sự ích kỉ, độc đoán, nam quyền của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân sâu sa:

 - do chế độ phong kiến nam quyền,

- do chiến tranh PK phi nghĩa.

=>Tất cả XH đã xô đẩy, vùi dập người phụ nữ ấy đến đường cùng.

-> Cái chết lên án, tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, độc đoán bất công.

- Lời than như một lời nguyền, lời cầu xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và sự trong sạch của nàng.

- Hành động: tắm gội chay sạch, trẫm mình-> hành động quyết liệt cuối cùng dưới sự chỉ đạo của lí trí, (không phải là hành động bộc phát) để bảo toàn danh dự và nhân phẩm của mình: muốn sống trong sạch và chết cũng trong sạch là ước nguyện ngàn đời của người dân Việt Nam.

- Thân phận người phụ nữ PK:  Số phận đầy bi kịch, bị đẩy đến bước đường cùng

-  Thể hiện ước mơ về sự bất tử, chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.

- Thể hiện niềm thương cảm, cảm thông đối với số phận bi thảm của người phụ nữ-> Giá trị nhân đạo.

- Mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc: hạnh phúc gia đình tan vỡ, người đã chết thì không có gì hàn gắn được  -> Giá trị hiện thực

- Tài kể chuyện, khéo gài các chi tiết ® gây mâu thuẫn dấy lên đỉnh điểm. ® bày tỏ niềm cảm thông của tác giả, thương xót và bênh vực cho người phụ nữ đức hạnh phải chịu nhiều oan trái.

* Nghệ thuật: 

- Sử dụng nhiều yếu tố li kì, hoang đường

=> Tác dụng

- Tạo màu sắc truyền kì cho truyện, làm cho câu chuyện có hậu hơn.

- Tạo không khí cổ tích dân gian.

- Thiêng liêng hoá sự trở về của Vũ Nương.

- Khẳng định thờêm vẻ đẹp tính cách Vũ Nương: Con người ấy dự chết nhưng bản chất tốt đẹp vẫn không chết.

+Đó là tình cảm nhân văn,giá trị nhân đạo của tác phẩm,là tính đặc thù của truyện truyền kì.

+ Dứt khoát từ bỏ cuộc sống hiện thực đầy áp bức bất công. Cuộc sống nơi trần thế đối với nàng đã chấm dứt. -> Hiện thực bất công của xã hội phong kiến không còn phù hợp, không còn chỗ dung thân cho những người tốt như nàng.

2. Phân tích nhân vật Trương Sinh

+  Con nhà giàu ® ít học - đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức

+  Trong cuộc hôn nhân với V.Nương ® cuộc hôn nhân không bình đẳng . Sự cách bức ấy đã tạo thêm cho Trương Sinh một cái thế bên cạnh cái thế của người chồng,  ở cái thế của người đàn ông trong CĐPK gia trưởng độc đoán.

- Lời nói ngây thơ đã gieo vào lòng Trương Sinh mối nghi ngờ không thể giải toả được: chàng ngạc nhiên khi nghe con nói : "đêm nào cũng đến.. cũng ngồi”. Thông tin ấy như lửa đổ thêm dầu. Vốn đa nghi, nay chàng càng có cớ để khẳng định vợ hư hỏng-> tính đa nghi đến độ cao trào.

- Chàng không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin những nhân chứng bênh vực cho nàng, không nói ra lí do, duyên cớ cho vợ có cơ hội minh oan. Đến đây kịch tính câu chuyện lên đến đỉnh điểm

-  La um lên cho hả giận, lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi.=> dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. 

=> Vũ phu, thô bạo, cư xử hồ đồ

- Con nhà giàu ít học đa nghi.

- Gia truởng phong kiến.

- Xử sự hồ đồ, vũ phu, ghen tuông mù quáng ® Đại diện cho thãi gia trưởng, xem trọng quyền uy ® tố cáo chế độ trọng nam khinh nữ.

- Cái bóng là chi tiết tạo nên kịch tính cho câu chuyện .                    

- Cái bóng xuất hiện liên quan tới cả 3 con người trong gia đình Vũ Nương:

*Với Vũ Nương: Cái bóng xuất hiện để nàng dỗ dành con cho khuây khoả nỗi cô đơn, trống trải lúc xa chồng.

*Với đứa con: Cái bóng là người đàn ông bí ẩn (nó khác hẳn với những người cha bình thường khác).

*Với Trương Sinh: Cái bóng là sự tự thức tỉnh để chàng mở mắt nhận ra sự thật tội ác mà mình gây ra cho vợ.

- Cách dẫn dắt tình tiết truyện: Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả sắp xếp lại, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bi kich-> Truyện hấp dẫn sinh động hơn.

- Những đoạn đối thoại, lời tự bạch được sắp xếp đúng chỗ

-> Khắc sâu quá trình tâm lí và tính cách nhân vật.

-  Cách thức đưa yếu tố kì ảo vào truyện: các yếu tố kì ảo được đan xen với các yếu tố thực

+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương, một con người dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến tổ tiên, chồng con, khát khao được phục hồi danh dự.

+ Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của người dân về sự công bằng trong xã hội, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

III. Đánh giá, khái quát.

1/ Nghệ thuật :

- Kết cấu truyện độc đáo, sáng tạo.

- Nhân vật : diễn biến tâm lí vật khắc hoạ rõ nét ® phong phú.

- Xây dựng tình huống và các tình tiết truyện đặc sắc, kết hợp tự sự + mtả, trữ tình + kịch, tăng dần từ thấp ® cao.

- Yếu tố truyền kì : kì ảo + hoang đường.

- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện ngôn ngữ hàm súc, giàu sức biểu cảm.

2/ Nội dung : Thể hiện niềm cảm thông với một số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN ® khẳng định vẻ đẹp  của họ ® tố cáo CĐPK suy tàn và quan niệm đạo đức hẹp hòi.

Khách