Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh- Phạm Đình Hổ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Phạm Đình Hổ (1768-1839).

- Quê: Hải Dương.

- Sinh ra trong một gia đình khoa bảng.

- Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian muốn ẩn cư, sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực.

- Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ khi không gặp thời.

*Một số tác phẩm chính:

- Khảo cứu:

+  Bang giao lễ điển.

+  Lê triều hội điển.

+ An Nam chí.

+ Ô Châu lục.

- Sáng tác văn chương:

+ Đông Dã học ngôn thi tập.

+ Tùng, cúc, trúc, mai tứ hữu.

+ Vũ trung tùy bút.

+ Tang thương ngẫu lục (Đồng tác giả với Nguyễn Án).

2. Tác phẩm

- Vũ trung tùy bút là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán, xuất sắc ghi lại một cách sinh động và hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó. Cung cấp những kiến thức về văn hóa truyền thống (nói chữ, cách uống chè, chế độ khoa cử, cuộc bình văn trong nhà giám...), về phong tục (lễ đội mũ, hôn lễ, tệ tục, lễ tế giáo, phong tục....) về địa lý (những danh lam thắng cảnh), về xã hội, về lịch sử...

@91379@@91384@

3. Đại ý

- Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa.

- Thể tùy bút:

+ Ghi chép sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó, theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.

+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại

- Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của.

- Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp.

- Những cuộc dạo chơi bày trò hết sức lố lăng tốn kém.

- Việc xây dựng đền đài liên tục.

- Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thụy Liên...

- Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thự chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ để tô điểm cho cuộc sống xa hoa.

-> Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, phương pháp so sánh liệt kê - miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả đã khắc họa một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh.

- Cây đa to, cành lá...như cây cổ thụ, phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi.

- Hình núi non bộ trông như bể đầu non...

- Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.

-> Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Lê - Trịnh.

@91380@

2. Thủ đoạn của bọn quan hầu cận

- Được sủng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý bất công.

- Các nhà giàu bị vu cho là giấu vật cung phụng.

- Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà, hủy tường để khiêng ra.

- Dân chúng bị đe dọa, cướp bóc, o ép sợ hãi.

- Thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ- hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.

-> Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến.

=> Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lập, dùng phương pháp so sánh liệt kê những sự việc có tính cụ thể chân thực, tác giả đã phơi bày, tố cáo những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận.

@91382@

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

Thành công với thể loại tùy bút:

- Phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh.

- Xây dựng được những hình ảnh đối lập.

2. Nội dung

Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ, cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý, bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiến.

@91383@