Chia sẻ các cách tìm kiếm thông tin về các trường đào tạo ngành, nghề.
Chia sẻ các cách tìm kiếm thông tin về các trường đào tạo ngành, nghề.
Xác định những trường đào tạo nghề có liên quan việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
+ Nhóm nghề dự định lựa chọn
+ Các môn học liên quan đến nghề dự định lựa chọn
+ Những trường đào tạo nghề trong và ngoài nước liên quan
Trường Đại học
Trường Cao đẳng
Trường Trung cấp
Trường dạy nghề
Chia sẻ lựa chọn của em về những trường đào tạo nghề liên quan việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảitham khảo
- Những hiểu biết về hệ thống trường đào tạo nghề ở nước ta:
+ GDNN Việt Nam có sự đa dạng, phong phú nhất về các ngành nghề đào tạo, trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với khoảng 825 nghề trình độ trung cấp, 559 nghề trình độ cao đẳng ở 21 lĩnh vực, 90 nhóm ngành nghề đào tạo, bao phủ mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, chưa kể đến hàng nghìn các nghề trình độ sơ cấp và chương trình đào tạo ngắn hạn khác.
+ Ngoài lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ như máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật; kiến trúc và xây dựng; sản xuất và chế biến; nông lâm nghiệp thủy sản; môi trường và bảo vệ môi trường…. còn nhiều lĩnh vực khác như giáo viên; văn hóa nghệ thuật; ngôn ngữ (tiếng Anh, Đức, Pháp, Nhật…); báo chí thông tin; kinh doanh và quản lý; pháp luật; sức khỏe (y tế); dịch vụ xã hội, dịch vụ vận tải; du lịch khách sạn; an ninh quốc phòng.v.v….
- Trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn (nghề Luật):
+ Trường Đại học Luật Hà Nội
+ Trường Đại học Luật HCM
+ Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
+ Đại học Kinh tế - Luật - Đại học quốc gia tp. HCM
+ …
- Em biết những thông tin này qua tìm hiểu trên Internet và sách báo,...
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Xác định thông tin cơ bản cần tìm hiểu về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tên trường
Địa điểm, các cơ sở đào tạo
Lịch sử của trường
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Hệ thống ngành nghề đào tạo
Đội ngũ giảng viên
Hình thức tuyển sinh
Môi trường học tập
Học phí
Cam kết của nhà trường
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Chế độ dành cho sinh viên trúng tuyển và theo học
Trình bày thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đã tìm hiểu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảitham khảo
Nhóm nghề, nghề định chọn: Chuyên viên Marketing
Tên trường đại học: Đại học Kinh tế Quốc dân
Các thông tin cơ bản về trường:
-Trường được thành lập năm 1956 và có trụ sở chính tại Hà Nội.
-Học phí: từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học.
-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có các cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu đào tạo hiện đại, bao gồm hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học, khu giải trí, ký túc xá, nhà hàng và hệ thống kết nối internet tốc độ cao. Ngoài ra, trường còn có các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế và dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
-Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Trường, Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Xác định nội dung tham vấn về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Tham vấn ý kiến thầy cô:
Xin thông tin về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.
Những môn học liên quan đến nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Hệ thống phẩm chất, năng lực cần có để đáp ứng với nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Biện pháp rèn luyện những phẩm chất, năng lực tương ứng với nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Tham vấn ý kiến bố mẹ:
Quan điểm của bố mẹ về nhóm nghề, nghề mà em định lựa chọn.
Xu hướng phát triển trong tương lai của nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Điều kiện kinh tế gia đình khi theo học nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Ý kiến về sự phù hợp giữa bản thân với nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Kinh nghiệm rèn luyện phẩm chất, năng lực tương ứng với nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Tham vấn ý kiến bạn bè:
Kinh nghiệm xử lí khi thay đổi nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan với ý muốn của gia đình liên quan đến nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Trao đổi thông tin về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
2. Thực hiện tham vấn về dự kiến ngành, nghề lựa chọn của em.
3. Chia sẻ kết quả tham vấn về dự kiến ngành, nghề mà em lựa chọn.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải2.
Ngành Marketing:
Các trường đại học đào tạo ngành Marketing: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH thương mại, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Môn học liên quan đến ngành Marketing: Văn, Tiếng Anh, Toán
Hệ thống phẩm chất, năng lực cần có:
- Sáng tạo: khả năng tạo ra các ý tưởng mới và độc đáo để giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
- Khả năng giao tiếp: kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể truyền đạt thông điệp tiếp thị một cách dễ dàng và chính xác cho khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và lãnh đạo.
- Khả năng phân tích: khả năng phân tích dữ liệu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tiềm năng khách hàng, và dữ liệu về sản phẩm hoặc dịch vụ để đưa ra các quyết định đúng đắn và chiến lược tiếp thị hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý dự án: khả năng quản lý các dự án tiếp thị từ khâu lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát tiến độ, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
- Tư duy chiến lược: khả năng tư duy chiến lược để phát triển kế hoạch tiếp thị đầy tham vọng, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu kinh doanh và ngân sách.
- Sự kiên nhẫn và kiên trì: tiếp thị là một quá trình dài hạn và phải đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì để có thể đạt được kết quả tốt.
1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề.
2. Đánh giá sự phù hợp giữa phẩm chất, năng lực của bản thân đối với nhóm nghề, nghề lựa chọn.
3. Chia sẻ kết quả đánh giá.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
1.Từ những đặc điểm và yêu cầu của nhóm nghề nghệ thuật, qua quá trình suy nghĩ, phân tích, đánh giá sở thích, tính cách của bản thân. tham vấn ý kiến của người xung quanh, Tuấn thấy bản thân mình có điểm mạnh là có sở thích vẽ tranh, có khả năng trực giác. tưởng tượng và rất sáng tạo, thích tìm tòi và thực hiện những ý tưởng mới. Tuy nhiên, điểm yếu của Tuấn là hay thiếu kiên nhẫn và sự chăm chỉ.
2.Nghề lựa chọn: Phiên dịch viên
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề:
Phẩm chất: nhanh nhẹn, kiên nhẫn, thận trọng, tinh thần trách nhiệm,...
Năng lực: kĩ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, năng lực ngôn ngữ, hiểu biết về các lĩnh vực,...Những phẩm chất, năng lực của em:
- Lịch sự, cởi mở, thân thiện
- Nhiệt tình, nhanh nhẹn
- Kĩ năng giao tiếp tốt
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ tôt
Tự đánh giá: Em tự đánh giá phẩm chất, năng lực bản thân tương đối phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa chọn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
3. Hài lòng
1. Xây dựng Cẩm nang lựa chọn nghề nghiệp.
2. Chia sẻ Cẩm nang với các bạn để cùng chủ động lựa chọn nghề nghiệp.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Tổng hợp thông tin các trường đào tạo nghề, trường trung cấp, cao đẳng đại học liên quan đến định hướng nghề nghiệp- Tổng hợp những vấn đề cần tham vấn về định hướng nghề và các ý kiến tham vấn cụ thể đã thu được
- ...
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiện vụ của chủ đề:
1. Nêu được những cơ sở đào tạo ngành, nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
2. Trình bày được thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.
3. Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.
4. Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề.
5. Xác định được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa chọn.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiHướng dẫn:
Tự đánh giá bản thân xem đã hoàn thành chưa.
1. Hoàn thành.
2. Hoàn thành.
3. Hoàn thành.
4. Hoàn thành.
5. Hoàn thành.
(Trả lời bởi Phước Lộc)