Chủ đề 2. Cacbohiđrat

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

 1 – Glucozơ

a)   Cấu trúc phân tử:

*   CTPT: C6H12O tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng

*   Dạng mạch hở: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CHO

=> viết gọn: CH2OH[CHOH]4CHO

*   Dạng mạch vòng: a-glucozơ (nhóm OH nằm phía dưới) và b-glucozơ

b)   Tính chất hóa học

*   Tác dụng với Cu(OH)2 \(\rightarrow\) phức đồng-glucozơ có màu xanh lam 2C6H12O6 + Cu(OH)2 \(\rightarrow\) (C6H12O6)2Cu + 2H2O

*   P.ứ tạo este:

2C6H12O6 + 5(CH3CO)2O (anhiđrit axetic) \(\rightarrow\) 2C6H7O(OCOCH3)5 + 5H2O

*   P.ứ tráng bạc:

Glucozơ + dd AgNO3/NH3 \(\rightarrow\) CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag¯ + 3NH3 +  H2O

Chú ý: Glucozơ có thể khử Cu(II) trong Cu(OH)2 \(\rightarrow\) Cu(I) dưới dạng Cu2O kết tủa màu đỏ gạch. Glucozơ cũng làm mất màu dd Br2.

*   Khử glucozơ:

Glucozơ + H2  \(\rightarrow\) CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol).

*   P.ứ lên men:

C6H12O6 \(\underrightarrow{\text{ (xt: enzim, 30-350C)}}\)  2C2H5OH + 2CO

*   P.ứ tạo ete của glucozơ mạch vòng:

C6H11O5-OH + CH3OH \(\rightarrow\) C6H11O5-OCH3  + HOH

*   Điều chế: Tinh bột hoặc xenlulozơ + nH2O \(\rightarrow\) nC6H12O6;

2.    Fructozơ (đồng phân của glucozơ)

a)   Cấu tạo:

*   Dạng mạch hở: CH2OH[CHOH]3COCH2OH

*    Dạng mạch vòng: trong dd fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng b, vòng 5 hoặc 6 cạnh. Ở trạng thái tinh thể nó tồn tại ở dạng b, vòng 5 cạnh.

b)   Tính chất hóa học:

*   T/d với Cu(OH)2  \(\rightarrow\) phức màu xanh lam

*   T/d với H2  \(\rightarrow\) poliancol

*    Có p.ứ tráng bạc và p.ứ khử Cu(OH)2 \(\rightarrow\)Cu2O là do khi đun nóng trong môi trường kiềm nó chuyển hóa thành glucozơ:

Fructozơ = Glucozơ

3.    Saccarozơ: C12H22O11

a)   Cấu tạo:

gồm 1 gốc a-glucozơ liên kết với 1 gốc b-fructozơ

b)   Tính chất hóa học:

*   P.ứ với Cu(OH)2  \(\rightarrow\) phức đồng-saccarozơ có màu xanh lam

2C12H22O11 + Cu(OH)2 \(\rightarrow\)(C12H21O11)2Cu + 2HOH

*   P.ứ thủy phân: (đun nóng trong mtr axit):

C12H22O11 + H2O \(\rightarrow\) C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O (fructozơ).

4.   Mantozơ: (đồng phân của saccarozơ):

a)   Cấu tạo:

gồm 2 gốc a-glucozơ liên kết với nhau (liên kết a-1,4-glicozit).

b)   Tính chất hóa học:

*   Tính chất của poliancol giống saccarozơ: t/d với Cu(OH)2  \(\rightarrow\) dd màu xanh lam.

*   Tính khử tương tự glucozơ: t/d với [Ag(NO3)2]OH và Cu(OH)2

*   Bị thủy phân khi có mặt xt axit hoặc enzim \(\rightarrow\) 2 phân tử glucozơ.

5.    Tinh bột: (C6H10O5)n

a)   Cấu tạo:

Là hh của hai polisaccarit: amilozơ + amilopectin.

b)   Tính chất hóa học:

*   P.ứ thủy phân:

+ Thủy phân nhờ xt axit: (C6H10O5) + nHOH \(\rightarrow\) nC6H10O5

*   P.ứ màu với dung dịch iot

Nhỏ vài giọt iot vào ống nghiệm đựng dd hồ tinh bột hoặc vào mặt cắt củ khoai lang \(\rightarrow\) màu xanh tím. Đun nóng, màu xanh tím biết mất, để nguội lại xuất hiện là do tinh bột hấp phụ iot tạo màu xanh tím, khi đun nóng các phân tử iot được giải phóng ra, để nguội lại hp trở lại.

*   Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh: 6nCO2 + 5nH2O\(\rightarrow\) (C6H10O5)n + 6nO2

6.    Xenlulozơ: (C6H10O5)n

a)   P.ứ của polisaccarit:

*   P.ứ được với dd [Ag(NO3)2]OH đun nóng trong mtr axit: (C6H10O5) + nHOH \(\rightarrow\)nC6H12O6

Sau đó glucozơ mới p.ứ được với dd AgNO3/NH3

b)   P.ứ của ancol đa chức:

*   P.ứ với HNO có H2SO4đặc làm xt:

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 \(\rightarrow\) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

*   P.ứ với anhiđrit axetic \(\rightarrow\) [C6H7O2(OCOCH3)3]n

*   Không p.ứ với Cu(OH)2  nhưng tan trong dd [Cu(NH3)4](OH)2.