Câu điều kiện (Conditional sentences)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Câu điều kiện (Conditional sentences)

- Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):

+ Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện. Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.

- Ví dụ:  

             If it rains, I will stay at home. => Mệnh đề điều kiện, mệnh đề chính. (Nếu trời mưa - tôi sẽ ở nhà.)

- Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.

- Ví dụ:

             You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.)

         => If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.)

 

Cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện trong tiếng Anh

I. Câu điều kiện loại 1

- Cấu trúc:             

                                                 If + S + V (hiện tại) , S + will/ can/ may + V (nguyên thể)

- Cách dùng: Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

- Ví dụ:  

                 If it is sunny, I will go fishing. ( nếu trời nắng, tôi sẽ đi câu)

 

II. Câu điều kiện loại 2

- Cấu trúc:          

                                               If + S + V (quá khứ) , S + would/ could/ might  + V (nguyên thể)

                                                        (be luôn dùng WERE dù chủ từ số ít hay nhiều )

- Cách dùng: Chỉ sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

- Ví dụ:  

                 If I were you, I would go abroad. ( Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi nước ngoài)

            => Chuyện này không thể xảy ra được vì tôi đâu thể nào biến thành bạn được.

 

III. Câu điều kiện loại 3

- Cấu trúc:            

                                              If + S + had +Vp2,  S + would/ could/ might + have+ Vp2

- Cách dùng: Chỉ sự việc đã không xảy ra ở quá khứ.

- Ví dụ:  

                   If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him.

                 (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp anh ta rồi) => Nhưng thực sự tôi đã vắng mặt.

- Lưu ý:

            + Unless = if … not : trừ khi

            + Bên mệnh đề có if, chữ had trong loại 3, chữ were trong loại 2 và chữ should trong loại 1 có thể đem ra đầu câu thế cho if. (Dạng đảo ngữ)

              (chữ should đôi khi có thể dùng trong loại 1 với nghĩa làm cho câu mơ hồ hơn)

- Ví dụ:    

              + If he should call, …. (nếu mà anh ta có gọi, …) => Không biết có gọi hay không

              = Should he call,…. (nếu mà anh ta có gọi, …

              + If I were you, …                   = Were I you, ….

              +  If she had gone there, …..   = Had she gone there,…..

IV. Câu điều kiện zero (điều kiện loại 0)

- Người ta gọi tên nó là “zero” có lẽ vì thấy 2 vế đều chia thì hiện tại đơn.

- Cách dùng:

  • Diễn tả một chân lí, qui luật:

- Ví dụ: 

             If water is frozen, it expands. (Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.)

        => Đây là sự thật, chân lí lúc nào cũng vậy nên dùng loại zero.

- Phân biệt:    

              If the water is frozen, it will expand. (Nếu nước này bị đông đặc nó sẽ nở ra.)

         => Đây là một hoàn cảnh cụ thể, một khối nước cụ thể nào đó xác định nên không dùng loại zero.

  •  Diễn tả một thói quen:

- Ví dụ:    

                If it rains, I go to school by taxi.

           => Đây là thói quen chứ không phải một hoàn cảnh cụ thể nào nên dùng loại zero.

- Phân biệt:    

                   If it rains this evening, I will go to school by taxi.

             => Đây là hoàn cảnh cụ thể chứ không phải thói quen nên không dùng loại zero.

V. Câu điều kiện loại hỗn hợp.

- Loại hỗn hợp là loại câu điều kiện mà 2 vế khác loại nhau.

- Ví dụ:

              + If you had not spent too much yesterday, you would not be broke now.

             (Nếu hôm qua bạn không xài quá nhiều tiền thì hôm nay đâu có sạch túi như vầy) => Loại 3 + loại 2.

              + If you liked animals, I would have taken you to the zoo. => Loại 2 + loại 3

              + If she arrived there yesterday, she can come here tomorrow. => Loại 2 + loại 1

- Nếu cái gì đúng sự thật thì chia động từ theo đúng thời gian của nó, còn cái gì không có thật, khó xảy ra hoặc chỉ giả sử thôi thì lùi về một thì.

Khi nắm nguyên tắc này rồi các em cứ lần lượt xem xét từng vế riêng biệt mà chia thì chứ không được chia vế này xong thấy loại mấy thì vội vàng chia vế kia như vậy là rất dễ sai.