Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Cho ba câu sau:
Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
❓ Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng.
A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
B - Đó là một câu rút ngọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
Trả lời:
Đáp án đúng là đáp án C.
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Đánh dấu X vào ô thích hợp.
Tác dụng Câu đặc biệt | Bộc lộc cảm xúc | Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng | Xác định thời gian, nơi chốn | Gọi đáp |
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi (Nguyên Hồng) | X | |||
Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao) | X | |||
"Trời ơi!", cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) | X | |||
An gào lên: - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi) | X |
Câu đặc biệt thường dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;
- Bộc lộ cảm xúc;
- Gọi đáp.