Bầy chim chìa vôi

Nội dung lý thuyết

I. Trước khi đọc

1. Chia sẻ trải nghiệm của bản thân

Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.

Gợi ý:

Hãy nhớ lại và chia sẻ về trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em với những gợi ý sau:

  • Trải nghiệm đó là gì?
  • Trải nghiệm đó của em cùng trải qua với ai?
  • Trải nghiệm đó để lại trong em những cảm xúc, suy nghĩ như thế nào?

Ví dụ:

Tuổi thơ em có rất nhiều những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ. Đó là lúc cùng các bạn thả diều, chơi lò cò, chơi ô ăn quan, là lúc cùng các bạn nghịch ngợm, phá phách trên con đường làng. Hay là những kỉ niệm về trận đòn roi từ bố mẹ vì những lần chưa ngoan. 

Khi nhớ về những kỉ niệm thơ ấu đó em thấy trong trái tim mình tràn ngập sự xúc động, bồi hồi, một cảm giác hạnh phúc được lan truyền, bất giác em tự mỉm cười vì một phần kí ức. Những kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua.

2. Tìm hiểu về tác giả

- Nguyễn Quang Thiều sinh 1957

- Quê: Hà Nội

- Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều thường chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm; trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc - theo dõi đọc

Gợi ý:

@8686959@

- Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm. 

- Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm là: trời mưa to, nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh em Mên và Mon lo lắng cho những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.

- Chi tiết được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon; 

- Chi tiết được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon: “anh bảo”. Chi tiết này được lặp lại 4 lần đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi.

- Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon. 

- Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê là: vào mùa cạn, những đám rong héo dần làm thành một lớp đệm trên cát, những con chim chìa vôi bay ra bãi cát đẻ trứng.

- Bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không? 

⇒ Bầy chim non có bay được vào bờ.

 - Chú ý cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên. 

⇒ Cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên: dứt khoát, người lớn.

- Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.  

⇒ Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh: khi ánh bình minh rọi sáng những hạt mưa trên mặt sông thì một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra, từ mặt nước những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.

- Cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không? 

⇒ Cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em.

- Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên. 

⇒ Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên: tất cả vụt im lặng, hai đứa đứng không nhúc nhích, xúc động đến phát khóc khi thấy bầy chim non bay lên và hạ cánh an toàn bên một lùm dứa dại bờ sông.

2. Tìm hiểu chung

- Đề tài: viết về trẻ em

- Xuất xứ: in trong tập “Mùa hoa cải bên sông”.

- Thể loại: truyện

- Nhân vật chính: Mên và Mon.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

3. Bố cục

3 phần:

  • P1: Từ đầu … “bắt đầu mùa sinh nở của chúng” ⇒Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở đoạn 1
  • P2: tiếp theo… “Vâng! Cứ lấy đò của ông Hảo mà đi”.⇒ Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở đoạn 2
  • P3: còn lại. ⇒ Cảnh bầy chim chìa vôi bay lên vào buổi bình minh.

4. Tóm tắt

Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về cuộc phiêu lưu của hai anh em Mên và Mon, với tấm lòng nhân hậu, hai cậu bé quyết tâm đi cứu tổ chim chìa vôi vì mưa bão có thể bị nước sông nhấn chìm. Đến khi rạng sáng, khi nhìn thấy bầy chim non cất cánh bay lên từ bãi cát giữa sông, hai anh em Mên và Mon cảm thấy xúc động, vui vẻ khó tả.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1

Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1

Phương diện

Chi tiết

 

Thời gian

- Khoảng hai giờ sáng

 

Hoàn cảnh

- Mưa vẫn to

- Tiếng nước sông daagn cao xiên xiết chảy

 

Nội dung cuộc nói chuyện

- Mưa

- Nước sông lên to

- Bãi cát giữa sông

- Chim chìa vôi

 

Tâm trạng của Mên và Mon

Mon: Em sợ

Mên: Tao cũng sợ

 

 

 

 

Nhận xét

- Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ bình dị, chân thật, gẫn gũi với đời thường.

- Nội dung: xoay quanh việc Mên và Mon lo sợ bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập do trời mưa to.

à Mên và Mon là hai cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, có trái tim trong sáng, giàu tình yêu thương đối với loài vật.

2. Cuộc trò chuyện của Mon và Mên ở phần 2

 Giải cứu bầy chim chìa vôi

Lời của Mon

Lời của Mên

- Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?

- Tổ chim sẽ bị chìm mất.

- Hay mình mang chúng nó vào bờ.

- Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng nó vào bờ, anh ạ.

- Vâng, cứ lấy đò của ông Hảo mà đi.

- Chưa.

 

- Thế làm thế nào bây giờ?

 

 

- Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra đấy được.

- Đi bây giờ à?

⇒ Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ đối thoại.

⇒ Nội dung: Thể hiện quyết tâm giải cứu bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông của hai đứa trẻ.

 Giải cứu cá bống

- Mon trộm con cá bống của bố đem thả ra sông.

⇒ Mon là cậu bé có trái tim nhân hậu.

 

@8687302@

3. Cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh

- Thời gian: vào buổi sáng bình minh.

- Khung cảnh bãi sông: Dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại cuối cùng của dải cát.

- Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi:

  • Một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra.
  • Những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ...
  • Cuối cùng bầy chim đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời của chúng…

- Tâm trạng của Mon và Mên khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh:

  • Đứng không nhúc nhích
  • Trên gương mặt tái nhợt của chúng hửng lên ánh ngày.
  • Cả hai đã khóc tự lúc nào.
  • Chúng cùng nhìn nhau và bật cười.

⇒ Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật.

⇒ Lúc đầu, Mên và Mon căng thẳng, lo lắng. Sau khi bầy chim chìa vôi non cất cánh thì Mên và Mon sung sướng, hạnh phúc.

4. Những điều rút ra từ tác phẩm

a) Về cách lựa chọn đề tài khi kể

Đề tài gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ ở chốn quê thanh bình.

b) Về cách kể

- Sử dụng ngôi kể thứ ba (người kể giấu mình, không xưng “tôi”).

- Ngôn ngữ đối thoại mộc mạc, gần gũi, tự nhiên.

- Ngôn ngữ kể tự nhiên.

c) Về lựa chọn chi tiết để kể/tả

Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả.

@8687864@