Bài tập (Chủ đề 8)

Nội dung lý thuyết

1. Hãy lập bảng về đặc điểm nhận biết của các nhóm thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và lấy ví dụ minh học về mỗi nhóm.

Tên nhóm thực vậtĐặc điểm phân loạiVí dụ minh họa
Rêu
  • Không có mạch dẫn, có thân và lá, có rễ giả, không có hạt, không có hoa.
  • Sinh sản bằng bào tử nằm trong túi  bào tử.
Rêu tản, rêu tường, rêu sừng.
Dương xỉ
  • Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, không có hạt, không có hoa.
  • Cơ quan sinh sản là những ổ túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá.
Rau bợ, cây dương xỉ, cây bèo vảy ốc.
Hạt trần
  • Có mạch dẫn, có thân, lá, rễ thật, có hạt nhưng không có hoa.
  • Cơ quan sinh sản gồm nón đực và nón cái không được bọc kín trong quả.
Cây thông, cây pơmu, cây bách tán, cây trắc bạch diệp.
Hạt kín
  • Có mạch dẫn, có hạt và có hoa.
  • Hạt được bọc kín trong quả.
Cây xoài, cây cam, cây đào, cây táo.

2. Xây dựng khóa lưỡng phân để phân biệt các động vật trong hình dưới đây.

1. Chim

2. Sứa

3. Hổ

4. Cá vàng

5. Ếch

6. Giun đất

7. Ốc sên

8. Rắn

Xây dựng khóa lưỡng phân:

Các bướcĐặc điểmTên động vật

1a

1b

Động vật không xương sống(Đi tới bước 2)
Động vật có xương sống(Đi tới bước 3)

2a

2b

2c

Ngành Ruột khoangSứa
Ngành Giun đốtGiun đất
Ngành Thân mềmỐc sên

3a

3b

3c

3d

Lớp CáCá vàng
Lớp Lưỡng cưẾch
Lớp Bò sátRắn
Lớp ChimChim
Lớp ThúHổ

3. Tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương em và làm báo cáo thuyêt trình.

Thực vật

  • Có đủ tất cả các loài thực vật thuộc tất cả các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
    • Rêu: rêu tường, rêu tản.
    • Dương xỉ: dương xỉ, rau bợ.
    • Hạt trần: cây bách tán.
    • Hạt trần: cây xoài, cây bưởi, cây bạch đàn, cây hồng xiêm.
  • Thực vật ở địa phương phát triển với số lượng nhiều và phong phú. Tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng suy giảm vì sự phát triển của các điểm công nghiệp và sự khai phá của con người.

Động vật

  • Động vật ở địa phương rất phong phú và phát triển với đầy đủ các ngành, lớp.
    • Động vật không xương sống:
      • Ngành Ruột khoang: thủy tức (có thể bắt gặp trên các lá dong).
      • Ngành Giun: giun đất, đỉa, rươi. 
      • Ngành Thân mềm: trai sông, ốc sên, hến, ngao,...
      • Ngành Chân khớp: bọ cánh cứng, muỗi, ruồi, cào cào, châu chấu,...
    • Động vật có xương sống:
      • Lớp Cá: cá chép, cá chuối, cá bống, cá cờ,...
      • Lớp Lưỡng cư: cóc nhà, ếch, nhái,...
      • Lớp Bò sát: rắn, ba ba, rùa,...
      • Lớp Chim: chim sẻ, chim sáo, gà, vịt, ngan, ngỗng,...
      • Lớp Thú: chó, mèo, lợn, gà, bò, trâu, dê,...
  • Sự phong phú của động vật ở địa phương không chỉ nhờ các loài động vật ngoài tự nhiên mà còn nhờ sự chăm sóc từ con người.