Bài 9. Xác định phương hướng ngoài thực tế

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Xác định phương hướng bằng la bàn

a. Cấu tạo la bàn

- Một la bàn có những bộ phận cơ bản như:

     + Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính, thường có dạng hình thoi. Đầu kim bắc và đầu kim nam có màu khác nhau để phân biệt, đầu kim bắc thường có màu đậm hơn.

     + Vòng chia độ: Trên vòng chia độ có ghi bốn hưởng chính và số độ từ 0o đến 360o Hướng bắc 0o (360o), hướng nam 180o, hướng đông 90o hướng tây 270o.

b. Cách sử dụng

- Khi sử dụng la bàn cần chú ý đặt la bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm.

- Mở chốt hãm cho kim chuyển động, đến khi kim đứng yên, ta đã xác định được hướng bắc – nam, từ đó xác định các hướng khác.

- Dựa vào số độ trên mặt la bàn, người ta có thể biết được độ lệch hướng của các đối tượng địa lí so với hướng bắc.

- Ngày nay, trên các điện thoại thông minh đều tích hợp ứng dụng la bàn. Khi mở ứng dụng la bàn trên điện thoại, cách xác định phương hướng tương tự như với la bàn cầm tay.

2. Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

- Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn có thể xác định được phương hướng một cách tương đối chính xác. Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây, từ đó xác định được các hướng khác.

@1712917@

- Ngoài ra, bằng việc quan sát động, thực vật tự nhiên, người xưa đã rút ra một số kinh nghiệm để xác định phương hướng ngoài thực địa (quan sát chim di cư, hoa hướng dương).

Người ta có thể dựa vào chòm sao Bắc Đẩu để xác định phương hướng.