Bài 9. Tiết kiệm

Nội dung lý thuyết

1. Thế nào là tiết kiệm?

*Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

      Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy, Thông tấn xã in hai mặt bằng rô-nê-ô (noneo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyền bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm. Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.

      Tháng 7 năm 1969, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Quốc khánh, ngày sinh VILê-nin (VILenin) và ngày sinh của Bác. Nhưng Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỉ niệm lớn trong năm sau. Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

*Gợi ý trả lời câu hỏi

a. Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

- Cảm nhận của em về Bác Hồ là một người có đức tính tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.

b. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào?

- Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm:

   + Khi xem xong, những tin cân thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyên bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc đìng làm giấy viết cho tiết kiệm.

   + Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nẻn đành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c. Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tết hệm ? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết tiệm?

- Qua thông tn trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dựng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

d. Em học tập được gì từ tâm gương của Bác Hồ về lỗi sống kiết kiệm?

- Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được. Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.

Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

2. Biểu hiện của tiết kiệm

a. Một số biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày

- Tiết kiệm sức khỏe.

- Làm việc thông minh, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.

- Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, cũng chính là bảo vệ môi trường. Hãy "tắt khi không sử dụng".

- Tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như thời gian của người khác.

- Tiết kiệm tiền bạc, của cải vật chất.

b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

*Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đời, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đời hỏi mẹ mua nhiêu thứ từ đỏ chơi, quân áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đỏ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thì Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học.

*Gợi ý trả lời câu hỏi

- Em có nhận xét gì về hành ví đua đòi của Nam?

- Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình.

- Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.

- Nam cần phải biết tiết kiệm hơn, chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ. 

- Theo em, trải với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những biễu hiện trải với hết hệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

- Theo em trái với tiết kiệm là phung phí.

Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

3. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

@1248075@@1248162@@1248246@

4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

*Học sinh cần phải thực hiện tính tiết kiệm thông qua việc:

- Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học.

- Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

- Sử dụng điện, nước hợp lí.

- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.