Nội dung lý thuyết
- Là những dụng cụ thường có kích thước nhỏ gọn, dễ cầm nắm.
- Sử dụng trong các hộ gia đình và các xưởng gia công sản xuất hoặc sửa chữa các vật dụng liên quan đến cơ khí.
- Ví dụ: dụng cụ lấy dấu, búa, đục, cưa, dũa,...
a. Thước lá
- Chế tạo bằng thép hợp kim, ít giãn nở nhiệt và không gỉ.
- Chiều dày từ 0,9 đến 1,5 mm, chiều rộng từ 10 đến 25 mm, chiều dài từ 150 đến 1.000 mm.
- Các vạch cách nhau 1 mm.
- Thước lá dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm.
b. Thước cặp
- Chế tạo bằng hợp kim không gỉ.
- Có độ chính xác cao (từ 0,02 đến 0,1 mm).
- Để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu lỗ,... với những kích thước không lớn lắm.
a. Khái niệm
- Là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt.
b. Kĩ thuật vạch dấu
- Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết.
- Bôi phấn màu lên bề mặt của phôi.
- Dùng dụng cụ đo và mũi vạch, mũi đột để lấy dấu lên phôi.
c. An toàn khi vạch dấu
- Không dùng búa có cán bị nứt.
- Vật cần vạch dấu được cố định chắc chắn.
- Cầm mũi đột, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu mũi đột.
a. Khái niệm
- Là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.
b. Kĩ thuật cưa
- Chuẩn bị.
- Tư thế đứng và thao tác cưa.
- Cầm cưa.
- Thao tác.
c. An toàn khi cưa
- Sử dụng bảo hộ an toàn lao động khi cưa.
- Kẹp chặt phôi.
- Lưỡi cưa căng vừa phải, dùng cưa đảm bảo kĩ thuật.
- Khi cưa gần đứt phải đầy cưa nhẹ hơn và đỡ vật tránh rơi vào chân.
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
a. Khái niệm
- Là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm.
b. Cấu tạo của đục
- Gồm ba phần:
+ Đầu đục.
+ Thân đục.
+ Phần lưỡi cắt.
- Làm bằng thép có độ cứng cao, lưỡi cắt của đục có thể thẳng hoặc cong.
c. Kĩ thuật đục
- Cầm đục và búa.
- Tư thế đục.
+ Chú ý: Nên chọn vị trí đứng sao cho lực đánh búa vuông góc với má kẹp ê tô.
- Đánh búa.
d. An toàn khi đục
- Sử dụng bảo hộ an toàn lao động khi đục.
- Dùng búa và đục đảm bảo kĩ thuật.
- Kẹp chặt phôi vào ê tô.
- Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục.
- Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.
a. Khái niệm
- Làm mòn chi tiết đến kích thước mong muốn hoặc để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ.
- Tuỳ theo các bề mặt cần gia công mà chọn các loại dũa phù hợp.
b. Kĩ thuật dũa
- Chuẩn bị.
- Cầm dũa và thao tác dũa.
- Tư thế dũa.
c. An toàn khi dũa
- Sử dụng bảo hộ an toàn lao động khi dũa.
- Bàn nguội phải chắc chắn, phôi dũa phải được kẹp đủ chặt.
- Sử dụng dũa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
- Không dùng miệng thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt