Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến 

Quá trình hình thành và phát triểnPhương ĐôngPhương Tây
Hình thành, xác lập và hoàn thiện

Tương đối sớm: từ trước Công nguyên (Trung Quốc); sau Công nguyên (các nước Đông Nam Á)

Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ X
Phát triểnPhát triển chậm chạp: khoảng thế kỉ VII - VIII thời Đường ở Trung Quốc; sau thế kỉ X ở các quốc gia Đông Nam ÁTừ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
Suy vongKéo dài từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIXThế kỉ XV đến thế kỉ XVI
@15830@

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

- Cơ sở kinh tế: chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

+ Phương Đông: sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

+ Phương Tây: đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

- Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Hình thức bóc lột: địa tô.

@15840@

3. Nhà nước phong kiến

- Thể chế nhà nước: quân chủ do vua đứng đầu.

- Phương Đông: chuyển từ tập quyền sang phân quyền.

- Phương Tây: chuyển từ phân quyền sang tập quyền.

@15842@