Bài 7. Gương cầu lồi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:

- Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

- Ảnh nhỏ hơn vật.

@2361960@

II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

Đặt mắt trước gương, ta thấy được hình ảnh của một phần cảnh vật ở phía sau ta. Phần không gian trước gương chứa các vật mà ta nhìn thấy hình ảnh của chúng qua gương được gọi là vùng nhìn thấy của gương.

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.

Gương cầu lồi có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

Ví dụ, gương nhìn sau gắn trên xe máy, ô tô thường là gương cầu lồi vì vùng nhìn thấy của nó rộng hơn gương phẳng.

Ở những đoạn đường quanh co gấp khúc bị chê khuất tầm nhìn như các đoạn đường đèo, các góc phố, lối ra vào công ty, xí nghiệp,...người ta thường đặt các gương cầu khá lớn bên đường giúp người qua lại quan sát được phương tiện đi tới gần, tránh xảy ra các tai nạn do bị khuất tầm nhìn.

 

@2361960@

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (16 tháng 8 2021 lúc 18:59) 3 lượt thích