Nội dung lý thuyết
Bài 58: Thiết kế mạch điện
Thiết kế mạch điện là quá trình tạo ra một mạch điện trước khi lắp đặt. Gồm những nội dung sau:
Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện
Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp
Xác định những phần tử cần thiết để lắp điện
Lắp thử và kiểm tra mạch điện
Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
Ví dụ: Lắp 1 mạch điện dùng 2 bóng đèn sợi đốt được điều khiển đóng – cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng
Bước 2: Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp
Kết quả:
Để phù hợp điện áp: Chọn những bóng có điện áp định mức 220V.
Để dùng cho đèn bàn: Dùng bóng có công suất 25W là vừa phải.
Để chiếu sáng giữa phòng nên dùng bóng có công suất 60W hoặc 100W (Tuỳ vào diện tích phòng).
Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện
Bước 4: Lắp thử và kiểm tra
Thiết kế mạch điện đơn giản ở bếp gia đình em?
Bước 1: Thắp sáng bếp và dùng để nấu cơm
Bước 2: Đưa ra phương án mạch điện
Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện
Chọn dây điện: dây 20m
Cấu chì hộp: 1 cái
Bóng điện: 1 bóng 220v – 60W
Ổ điện: 1 ổ
Tại sao cần phải thiết kế trước khi lắp đặt mạch điện?
Thiết kế mạch điện để lắp cho đúng, cho tiết kiệm, phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Quan sát thì không phân biệt được, phải đo mới biết.
Công việc thiết kế mạch điện gồm những bước nào?
Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
Xác định nhu cầu sử dụng
Bước 2: Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp
Đưa ra các phương án
Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
Lựa chọn phương án thích hợp
Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không?
Xác định những phần tử cần thiết
Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện cần chú ý những điểm gì?
Cần lưu ý những điểm sau:
Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang.
Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.
Vẽ đúng các kí hiệu điện.
Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch.
Em hãy thiết kế một mạnh điện chiếu sáng theo yêu cầu của mình?
Sơ đồ nguyên lý mạch điện gồm: 1 cầu chì, 2 công tắc điều khiển 2 bóng đèn và 1 ampe kế.
Như tên tiêu đề của bài Thiết kế mạch điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Hiểu được cách vẽ sơ đồ mạch điện
Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.
Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà.