Nội dung lý thuyết
Bài 54: Thành lập doanh nghiệp
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.
Có nhu cầu kinh doanh về mặt hàng nào đó phù hợp.
Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.
Muốn thử sức trên thương trường.
Muốn kiếm sống và tự khẳng định mình.
Muốn khai thác nguồn lực của gia đình, bạn bè, xã hội.
Mục đích:
Chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.
Nội dung thực hiện:
Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Biểu đồ phân tích thị trường vàng Việt Nam vào năm 2008 trong 4 ngày (23/5 – 27/5)
a. Thị trường của doanh nghiệp
Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.
Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.
Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua:
Mức thu nhập của dân cư.
Nhu cầu tiêu dùng.
Giá cả trên thị trường.
Tìm được cơ hội kinh doanh.
c. Xác định khả năng của doanh nghiệp
Căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản sau:
Xác định nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).
Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.
Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.
d. Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:
Xác định vì sao nhu cầu chưa được thoả mãn
Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn
Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó
Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:
Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp
Xác định đối tượng khách hàng
Xác định loại hàng hoá, dịch vụ
Xác định lĩnh vực kinh doanh
Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh
a. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp
Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh
Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định
b. Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:
Đơn đăng kí kinh doanh.
Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.
c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh
Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp
Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh
Tên doanh nghiệp
Vốn của chủ doanh nghiệp
Vốn điều lệ
Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp
Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?
Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hóa của khách hàng.
Từ các yếu tố đó, doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
Trình bày nội dung và quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn.
Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn
Tìm cách để thỏa mãn những nhu cầu đó.
Để lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp cho doanh nghiêp, nhà kinh doanh cần tiến hành các bước sau:
Xác định lĩnh vực kinh doanh
Xác định loại hàng hóa, dịch vụ
Xác định đối tượng khách hàng
Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiêp bao gồm vốn, công nghê, nhân lực và thời gian.
Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh: Nhu cầu vốn đầu tư cho từng cơ hội kinh doanh; lợi nhuận của từng cơ hội, khi nào hòa vốn...
Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo các tiêu chí: sở thích, các chỉ tiêu tài chính hay mức độ rủi ro.
Như tên tiêu đề của bài Thành lập doanh nghiệp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Nêu và giải thích được các công việc để thành lập doanh nghiệp.
Phân tích được mối quan hệ giữa các công việc thành lập doanh nghiệp. Từ đó xác định được trình tự các công việc thành lập doanh nghiệp.