Bài 5. Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Nội dung lý thuyết

I. Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại

- Khoảng thiên niên kỉ V TCN: con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ.

- Đầu thế kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

+ Công cụ và vật dụng bằng kim loại có điểm khác biệt về chủng loại, hình dáng với công cụ bằng đá như sau:

Đặc điểm

Công cụ kim loại

Công cụ bằng đá

Chủng loại

Đa dạng gồm công cụ lao động và vũ khí: cày, mũi tên, dao, kiếm,…

Mảnh tước, rìu đá.
Hình dáng

Nhỏ, gọn gang và dễ sử dụng

To, thô sơ, gồ ghề

II. Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy

- Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, con người đã tạo ra được số lượng lớn của cải và sinh ra sản phẩm dư thừa. Những sản phẩm này thuộc về một số người, lâu dần sinh ra sự phân hóa giữa người của nhiều của cải và người có ít của cải tức là người giàu và người nghèo.

- Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ chia ra hai tầng lớp, những người giàu trở thành giai cấp thống trị, còn những người nghèo trở thành giai cấp bị trị, làm thuê và dưới sự quản lí của giai cấp thống trị.

- Xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa không triệt để do cư dân phương Đông sinh sống và làm nông nghiệp là chủ yếu bên các dòng sông, đất đai màu mỡ, thuận tiện để sử dụng công cụ đá và đồng cỏ. Trong điều kiện đó, họ thường sống quần tụ, cùng đào mương, đắp đê, chống giặc ngoại xâm. Do vậy, tính gắn kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu.

III. Việt Nam cuối thời nguyên thủy

a, Sự xuất hiện của kim loại

- Thời đại đồ đồng ở Việt Nam trải qua các nền văn hóa như sau:

+ Văn hóa Phùng Nguyên (Bắc Bộ): đã tìm thấy những mẩu gỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì.

+ Văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ): Hiện vật bằng đồng khá phổ biến gồm: dùi, cán dao, lưỡi câu,..

+ Văn hóa Gò Mun (Bắc Bộ): Hiện vật đồng chiếm hơn một nửa vật tìm được, bao gồm: mũi tên, giáo mác, rìu lưỡi xéo,…

+ Văn hóa tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ): Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,…

+ Văn hóa Đồng Nai (Nam Bộ): Hiện vật bằng đồng như: rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu.

b, Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

- Việc sử dụng kim loại đã giúp con cho người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú. Một số đã rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các đồng bằng ven sông. Họ đã biết dùng cày hỗ có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa dùng lưỡi hái để gặt.

- Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định. Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai,… Ở đây đã hình thành những khu vực dân cư đông đúc, chuẩn bị cho sự xuất hiện của các quốc gia đầu tiên trên đất nước Việt Nam.

Sơ đồ tư duy Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Sơ đồ tư duy Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp