Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1 000, ....

Nội dung lý thuyết

khám phá tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

36 x 10 = 10 x 36 (theo tính chất giao hoán của phép nhân).

Nhẩm: 1 chục x 36 = 36 chục = 360.

Vậy: 36 x 10 = 360.

Khi nhân 36 với 10 ta thể nhẩm ngay được kết quả bằng cách viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số 36.

Ngược lại, từ 36 x 10 = 360 ta có 360 : 10 = 36.

Khi chia 360 cho 10 ta thể nhẩm ngay được kết quả bằng cách bỏ bớt một chữ số 0 ở bên phải số 360.

Ta có:

36 x 100 = 36 x (10 x 10) = (36 x 10) x 10 = 360 x 10 = 3 600.  

Ngược lại, ta có:

3 600 : 100 = 36.

Tương tự, ta có:

36 x 1 000= 36 000 và 36 000 : 1 000 = 36.

Nhận xét:

Khi nhân một số tự nhiên với 10,100,1 000,... ta viết thêm một, hai, ba,\(\dots\) chữ số 0 vào bên phải số đó.
Khi chia một số tròn chục, tròn nghìn, \(\dots\) cho 10,100,1 000 ta bỏ bớt đi một, hai, ba,\(\dots\) chữ số 0 ở bên phải số đó.

Ví dụ: 

a) Để nhân 14 với 10, ta viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số 14.

Vậy, ta có: 14 x 10 = 140.

b) Để chia 46 000 cho 1 000, ta bỏ bớt ba chữ số 0 ở bên phải số     46 000.

Vậy, ta có 46 000: 1 000 = 46.