Bài 41: Nhận biết các chất khí

Nội dung lý thuyết

I. Nguyên tắc chung để nhận biết một số chất khí

Để nhận biết một chất khí, người ta có thể dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hóa học đặc trưng của nó.

II. Nhận biết một số chất khí

1. Nhận biết khí \(CO_2\)

Khí \(CO_2\) không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước.

Khí \(CO_2\) khi tạo thành từ các dung dịch nước nó tạo nên sự sủi bọt khá mạnh và đặc trưng.

\(CO_3^{2-}+2H^+\rightarrow CO_2\uparrow+H_2O\)

\(HCO_3^-+H^+\rightarrow CO_2\uparrow+H_2O\)

2. Nhận biết khí \(SO_2\)

Khí \(SO_2\) không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc; giống \(CO_2,SO_2\) cũng làm vẩn đục nước vôi trong.

Thuốc thử để hấp thụ khí \(SO_2\) đồng thời nhận biết nó là nước brom dư vì khí \(SO_2\) làm nhạt màu nước brom.

\(SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow H_2SO_4+2HBr\)

3. Nhận biết khí \(H_2S\)

Khí \(H_2S\) không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc.

Khí \(H_2S\) dễ dàng tạo kết tủa sunfua có màu với các dung dịch của nhiều muối ngay trong môi trường axit.

Nhờ đó, có thể dùng miếng giấy lọc tẩm dung dịch muối chì axetat không màu để nhận biết sự có mặt của khí này.

Phản ứng xảy ra tạo thành kết tủa màu đen trên miếng giấy lọc có tẩm muối chì được thấm ướt bằng nước.

\(H_2S+Cu^{2+}\rightarrow CuS\downarrow+2H^+\)

\(H_2S+Pb^{2+}\rightarrow PbS\downarrow+2H^+\)

4. Nhận biết khí \(NH_3\)

Khí \(NH_3\) không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng, kích thích mắt và hệ thống hô hấp rất mạnh.

Vì \(NH_3\) tan nhiều trong nước và là một bazo yếu, dùng miếng giấy quỳ tím thấm ướt bằng nước cất có thể nhận biết được khí \(NH_3\) trong không khí, khi đó miếng giấy quỳ tím ướt chuyển thành màu xanh.

@1955805@@1955890@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!