Bài 4. Tôn trọng sự thật

Nội dung lý thuyết

1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

*Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

Ngày xưa, ở vương quốc Dagestan có một ông vua rất bạo ngược. Khắp nơi truyền đi bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua.

Rồi một ngày, bài hát lọt đến tai vua. Vị vua ra lệnh tìm cho bằng được tác giả bài hát để xử tội. Truy tìm không ra, vị vua ra lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong cả nước.

Sau đó, nhà vua lệnh phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác ca ngợi nhà vua. Tất cả đều cố gắng hoàn thành, riêng có ba nhà thơ kiên quyết không chịu hát. Họ bị tống giam vào ngục.

Ba tháng sau, vị vua giải ba người và cho thêm cơ hội. Một trong ba nhà thơ đã ca ngợi vị vua, thế là được thả ra.

Giàn hỏa thiêu xuất hiện, một trong hai nhà thơ còn lại cất tiếng hát. Riêng người cuối cùng vẫn im lặng, vị vua ra lệnh: “Trói hắn và thiêu chết!”

Cuối cùng, nhà thơ cũng cất vang tiếng hát. Đó là phơi bày nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu của nhà vua...Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bùng bùng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên: “Dập tắt lửa! Ta không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này”.

(Theo truyện cổ dân gian Nga)

1. Khi bị nhà vua bắt, các nhà thơ và nghệ nhân hát trong hành động như thế nào? Vì sao?

2. Việc chấp nhận cái chết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người như thế nào?

3. Theo em, thế nào là tôn trọng sự thật? Nêu một biểu hiện của tôn trọng sự thật?

*Gợi ý trả lời câu hỏi

1. Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động: tất cả đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, riêng có 3 nhà thơ vẫn kiên quyết không hát, đến phút cuối khi bị đe dọa đến cái chết, đã có 2 nhà thơ phải cất tiếng hát ca ngợi nhà vua vì tất cả họ đều sợ cái chết, nhưng trong số đó vẫn có một nhà thơ kiên quyết đến phút cuối không hát, đến khi cận kề cái chết, ông đã cất lên tiếng hát tố cáo về tội ác của nhà vua. Sở dĩ ông hát như vậy vì ông muốn tôn trọng sự thật hiện tại của nhà vua không lo cho bá tánh muôn dân, ông muốn vạch trần cho nhà vua thức tỉnh, ông là một nhà thơ chân chính

2. Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người chân chính, không gian dối, giám làm giám chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động của mình, dũng cảm đối diện với cái chết mà không cầu xin. Điều đó chứng tỏ ông là người rất tôn trọng sự thật.

3. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.

*Khái niệm tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế; suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

- Biểu hiện: học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

Ngăn chặn những hành động xấu xa chính là tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải.

Trả lại của rơi cho người đã mất, thành khẩn khai báo chính là tôn trọng sự thật.

@1236672@@1236742@

2. Vì sao phải tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.

- Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng.

Người tôn trọng sự thật luôn được mọi người tin tưởng, kính trọng.

1. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.

2. Biểu hiện của người tôn trọng sự thật là người sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.

3. Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.

4. Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.