Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

1. Biến là công cụ trong lập trình

- Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí ở vị trí nào trong quá trình hoạt động, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ rất quan trọng cho người viết chương trình. Đó là biến nhớ, hay được gọi ngắn gọn là biến.

- Trong lập trình biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến.

Ví dụ: Xét câu lệnh: Writeln (15+5);  => lệnh này sẽ in ra màn hình số 20 và đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.

=> Chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó: Câu lệnh sẽ là: Writeln (x+y); 

2. Khai báo biến

a. Khai báo biến

-  Khai báo biến gồm:

  • Khai báo tên biến. Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
  • Khai báo kiểu dữ liệu biến;

Cú pháp: Var <tên biến > : <kiểu dữ liệu>;

- Tùy theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

- Ví dụ Khai báo biến trong Pascal:
Var  m, n: integer;
           s, dientich: real;
           thong_bao, ten: string;

Trong đó:

  • var là từ khóa dùng để khai báo,
  • m, n là các biến có kiểu nguyên (integer),
  • S, dientich là các biến có kiểu thực (real),
  • thong_bao, ten là biến kiểu xâu (string).

3. Sử dụng biến trong chương trình

- Các thao tác được thực hiện trên các biến là:

  • Gán giá trị cho biến và
  • Tính toán với các biến.

- Câu lệnh gán trong NNLT thường có dạng: Tên biến \({}\)\(\leftarrow\) Biểu thức cần gán giá trị cho biến. Trong đó, \(\leftarrow\) biểu thị phép gán.

- Ví dụ:

  • x \(\leftarrow\) -c/b;
  • x \(\leftarrow\) y;
  • i \(\leftarrow\) i + 5;

- Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, người ta kí hiệu phép gán là dấu kép := để phân biệt với dấu (=) phép so sánh.

Ví dụ:

 Lệnh trong Pascal 

Ý nghĩa

x := 12;

 Gán giá trị số12 vào biến x.

x := y;

 Gán giá trị đã lưu trong biến y vào biến x.

x := (a+b)/2;

 Thực hiện tính trung bình cộng 2 giá trị được lưu trong 2 biến a, b rồi gán lại giá trị cho biến x. 

x := x+1;

 Tăng x lên 1 đơn vị rồi gán lại giá trị cho biến x.

Lưu ý: Kiểu dữ liệu của giá trị được gán phải tùng với kiểu của biến và khi được gán giá trị mới thì giá trị cũ của biến sẽ bị xóa.

4. Hằng

- Hằng cũng dùng để lưu trữ dữ liệu

- Khác với biến, hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

- Cú pháp khai báo hằng: Const <tên hằng>=<giá trị>;

- Ví dụ: Const pi = 3.14; 

* Lưu ý:

- Không thể dùng câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng ở bất kì vị trí nào trong chương trình 

- Khi cần thay đổi giá trị của hằng ta chỉ cần thay đổi giá trị tại nơi khai báo.